Lý Dục Thần bày một trận pháp ở ngôi nhà của nhà họ Lý tại thủ đô rồi tạm thời giao lại toàn bộ công việc ở thủ đô cho Hầu Thất Quý quản lý, còn anh thì đưa Lâm Mộng Đình trở về thành phố Hòa. Đi cùng với Lý Dục Thần chuyến này còn có anh chàng Hoàng Đại Sơn mặc áo gấm, phong độ đầy nho nhã. Để tránh làm người nhà họ Lâm lo lắng, Lý Dục Thần không đưa Lâm Mộng Đình về nhà họ Lâm mà chỉ báo tin cho mẹ vợ, nhờ bà ta tới Ngô Đồng Cư chăm sóc cho Lâm Mộng Đình. Nghiêm Tuệ Mẫn thấy con gái bỗng nhiên biến thành một kẻ ngốc, trong lòng rất xót xa. Mới cách đây không lâu, bà ta còn vừa mới tới thủ đô, ở vài ngày rồi về. Dù sao nhà họ Lâm cũng là một gia tộc lớn, bà ta là bà chủ gia đình nên có nhiều chuyện không thể thiếu bà ta. Nhiệm vụ chính Nghiêm Tuệ Mẫn khi tới thủ đô là dạy dỗ hai con cách làm thế nào để nối dõi tông đường, hơn nữa còn đích thân đốc xúc bọn họ hoàn thành chuyện lớn này. Ôi, vất vả lắm mới hoàn thành nhiệm vụ, còn tưởng từ nay cuộc sống hạnh phúc sẽ bắt đầu, bà ta muốn hai vợ chồng được tận hưởng thế giới riêng của hai người nên mới nhanh chóng trở về thành phố Hòa. Không ngờ chỉ mới mấy ngày không gặp, con gái đã biến thành kẻ ngốc. Nghiêm Tuệ Mẫn mắng Lý Dục Thần một trận xối xả. Mặc dù bà ta cũng không nỡ lòng nào lại mắng con rể nhưng trong lòng quá đau khổ, con gái ngờ nghệch như vậy, bà ta biết đi đâu đòi lại công bằng đây? Lý Dục Thần cũng hổ thẹn trong lòng. Anh có trách nhiệm rất lớn với chuyện lần này của Lâm Mộng Đình. Mẹ vợ mắng, anh cũng đành để cho bà ta mắng. Chuyện cấp bách lúc này là phải nghĩ cách tìm lại hồn phách cho Lâm Mộng Đình. Đương nhiên, trước khi đi, anh nhất định phải tăng cường hàng rào an ninh cho Ngô Đồng Cư, đây cũng là lý do anh đưa Hoàng Đại Sơn về đây. Tuyệt đối không thể để phần tàn hồn còn lại của Lâm Mộng Đình xảy ra chuyện. Nếu không, cho dù có tìm được Ô Mộc Thiếp thì cũng không thể cứu được Lâm Mộng Đình. Anh đi tìm Hoàng Đại Sơn định dặn dò mấy câu, không ngờ lại thấy trên ngọn núi ngoài sân sau của Ngô Đồng Cư có một chàng trai mặc áo gấm đang đứng sóng vai cùng với một người đẹp, dõi mắt ngắm cảnh thành phố xa xa. “Kinh Kinh, cô có biết áo tiên nhân là gì không?” “Không biết, là gì vậy?” “Chính là áo trên người cô đó!” “Áo trên người tôi ư?” “Thầy thuốc Trung y gọi da nhím là áo tiên nhân, da nhím vị đắng, tính bình, uống nó có công dụng hoạt huyết, giải độc, giảm đau”. “Thật sao?” “Thực ra đây chỉ là hiểu biết phổ thông của người đời. Bọn họ không biết là da nhím ngoài có thể hoạt huyết, giải độc ra, còn có thể nuôi dưỡng tinh thần của con người, giúp ích cho việc tu hành. Nếu không thì sao người xưa lại gọi nó là áo tiên nhân chứ?” “Ồ, kiến thức của anh thật là uyên bác”. “Chuyện này thì có là gì, chúng ta là yêu, sinh ra vốn đã thua kém một bậc nên lại càng phải nỗ lực để trở nên mạnh hơn, nhất định không được để con người coi thường chúng ta!” “Ừm!”, Bạch Kinh Kinh tỏ ra hết sức bội phục. “Vậy cô có biết áo tiên nhân được chế tạo như thế nào không?” “Như thế nào?” “Chính là dùng dao rạch bụng nhím rồi từ từ bóc toàn bộ lớp da ra, không được làm rụng một cái gai nhím nào, sau đó rắc vôi…” “Ôi, đáng sợ vậy ư!” “Loài người vốn rất đáng sợ, có điều cô cứ yên tâm, tôi sẽ bảo vệ cô”. Hoàng Đại Sơn nói xong, hết sức tự nhiên choàng vai Bạch Kinh Kinh. ... Hiện tại, quán Giang Hồ đã trở thành nơi tập trung tin tức giang hồ quan trọng nhất ở thành phố Hòa, thậm chí là ở Giang Nam. Quán cơm bình dị trước đây nằm trên con đường cũ, cửa hàng bé, không tiện cho các nhân vật chốn giang hồ lui tới. Cho nên chị Mai chuyển quán ra đầu phố, thuê liên tiếp mấy cửa hàng, đập thông tường với nơi trước kia là quán mạt chược A Lục và salon làm đẹp. Nhờ vậy mà tiệm cơm nằm ở giữa, còn bên trái là salon làm đẹp, bên phải là xới bạc giải trí, rất phù hợp với sở thích của dân giang hồ. Cùng với tiếng tăm của quán Giang Hồ càng ngày càng lớn mạnh, đương nhiên bà chủ Nhất Chi Mai cũng càng ngày càng nổi tiếng hơn, hơn nữa còn được ca ngợi là giang hồ đệ nhất mỹ nữ. Rất nhiều dân giang hồ tới quán Giang Hồ là để chiêm ngưỡng dung nhan của bà chủ. Chị Mai rất đau đầu với danh xưng này. Để được yên thân, bà ta lại chuyển quán cơm về kiểu bình dân, bảng hiệu bên ngoài và trang trí bên trong quán đều quay về với dáng vẻ ngày trước. Lý Dục Thần đứng trước cửa quán cơm bình dị, trông thấy trên cửa kính và tay nắm cửa quen thuộc có treo biển “Chào mừng quý khách”, không khỏi thổn thức, có cảm giác như “Năm ngoái hôm nay ngay cửa này, mặt người, hoa đào ánh hồng lẫn nhau”. Chỉ có điều “mặt người” vẫn còn, hoa đào vẫn nở hằng năm. Không hiểu sao, Lý Dục Thần lại cảm thấy hoài niệm quãng thời gian này. Khi đó, cuộc sống vui vẻ rất đơn thuần, còn hiện tại, chuyện phục hưng nhà họ Lý đã đi vào quỹ đạo, anh cũng càng ngày càng dấn sâu hơn hồng trần nhưng lại cảm thấy buồn vu vơ khó tả. Một con chó vàng gầy gò nằm co quắp ở chỗ cửa ra vào, da loang lổ các vết đốm như thể bị mắc bệnh ngoài da, trên mặt có mấy vết sẹo to, trông xấu kinh khủng. Lý Dục Thần cười đáp: “Đẹp ạ, chị Mai lúc nào cũng đẹp”. Chị Mai cười khúc khích, nói: “Cậu đã nhìn thấy hết từ lâu rồi, còn nhìn chưa đủ hay sao!” Lý Dục Thần nói: “Thứ gì nhìn lâu rồi cũng sẽ thấy ghét, chỉ riêng chị Mai là nhìn mãi không chán”. “Thôi đi, đi thủ đô một chuyến, làm cậu Lý chân chính một cái là liền học được thói lẻo mép!”, chị Mai cười trêu.