Xuyên Qua Làm Nhân Vật Quần Chúng, Vô Tình Dạy Một Đám Đồ Đệ Thành Thánh Nhân

Chương 152: Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh

29-09-2024


Trước Sau

Chuyện của đám quỷ rừng xem như đã giải quyết xong.
Mọi người tiễn bầy quỷ lương thiện về với núi với rừng, lại cho Hồng Đô trói nghiến cả đám cẩu quan lại thành một hàng, lôi về thành Bạch Đế.
Dân làng người thì đào huyệt, người thì lập đàn, người thì chuẩn bị đồ cúng tế ma chay.
Cả làng từ già đến trẻ, cả trai lẫn gái đều chung tay vào tất bật chuẩn bị một cái lễ tươm tất chỉn chu để tiễn lão Kiếm Tiên năm xưa cưỡi hạc về trời.
Chính lúc này, Long Thanh Y tiến lên một bước, nói:“Tiên sinh, dân làng, vết thương của lão Sở có biến, chỉ e là không thể mai táng lão được.
”Mọi người vào đình làng thì thấy mấy vị già làng phụ trách cởi áo tắm rửa cho Sở Tinh Hà bấy giờ đã lui xa lại, lưng dính vách tường, cách lão Kiếm Tiên phải cả trượng.
Vị nào vị nấy trợn mắt nhìn về phía lão, không thốt nên lời.
Long Thanh Y chỉ vào chỗ vết thương chí mạng lúc này bắt đầu mọc lên cơ man không biết bao nhiêu là mụn cóc, nhân mụn đen xì, thỉnh thoảng lại ộc ra một thứ mủ đen tanh tưởi.
Trên thân lão cũng bắt đầu mọc lên một lớp lông tơ trăng trắng, nhìn như là nấm mốc vậy.
“Chuyện này là sao?”Nguyễn Đông Thanh tuy là nghiên cứu sinh ngành sinh học, nhưng khốn nỗi từ lúc cầm cái bằng tốt nghiệp cấp ba đến giờ hắn toàn chơi với gia súc gia cầm, nông sản các loại chứ nào có giải phẫu con người bao giờ? Thành thử, gã chẳng biết tí ti ông cụ nào về phản ứng của thi thể người sau khi chết.
Thế nhưng, nếu những gì hắn xem trong phim trinh thám là đúng thì những gì đang xảy ra với xác của Sở Tinh Hà cực kỳ phi tự nhiên.
Long Thanh Y đáp:“Có thể do tà công của Đặng Không tác oai tác quái mà thành, bây giờ chôn lão chỉ sợ ảnh hưởng đến dân làng.
”Nguyên là ở Huyền Hoàng giới người ta coi việc chôn thi thể xuống đất là trở về với cự thần Cô Sơn Lẫm Lẫm, thành thử cái chuyện mai táng được coi trọng lắm.
Trừ khi là chết bệnh, hoặc tử tù tội ác tày trời thì mới bị người ta hỏa thiêu, không cho quay về với cự thần.
Thế nên, Long Thanh Y thấy Sở Tinh Hà hi sinh bảo vệ dân làng mà phải chịu nghi lễ an táng qua loa như thế thì không khỏi lấy làm thương tiếc, có mấy phần không nỡ.
Nguyễn Đông Thanh ở Quan Lâm cũng từng kinh qua thú triều, biết đối với dân chúng Huyền Hoàng giới hỏa táng bị rẻ rúng ra sao.
Thấy dân làng vừa sợ bị ảnh hưởng, lại vừa áy náy với Sở Tinh Hà, gã bèn hắng giọng, nói:“Chư vị, thực ra hỏa táng ở quê cũ của tại hạ cũng không phải việc gì lớn.
Thậm chí có nơi hỏa táng còn được coi là nghi lễ an táng trang trọng nhất, đại ý là ‘cát bụi lại về với cát bụi’.
Lão Sở mà biết mình chết rồi còn liên lụy tới dân làng thì lão càng không nhắm được mắt, mọi người thấy đúng không?”Mọi người nghe xong, thì gật đầu:“Vậy thì nghe tiên sinh.
”Dân chúng theo lời Nguyễn Đông Thanh chất tre, gỗ lên thành một cái đài, đặt thi thể của Sở Tinh Hà ngay ngắn lên trên.
Bích Mặc tiên sinh tay cầm ngọn đuốc, nhìn về phía lão, đoạn nói:“Lão Sở, bây giờ tại hạ xin thực hiện lời hứa với lão.
Tiếc là tại hạ tài sơ học thiển, không giỏi văn chương, chỉ đành mượn lời văn của cụ Tố Như đọc cho trăm họ thôn Hòe.
“Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt,Toát hơi may lạnh buốt xương khô,Não người thay buổi chiều thu,Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng.
Đường bạch dương bóng chiều man mác,Ngọn đường lê lác đác sương sa,Lòng nào là chẳng thiết tha,Cõi dương còn thế nữa là cõi âm.
Trong trường dạ tối tăm trời đất,Có khôn thiêng phảng phất u minh,Thương thay thập loại chúng sinh,Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người.
Hương khói đã không nơi nương tựa,Hồn mồ côi lần lữa đêm đen,Còn chi ai quý ai hèn,Còn chi mà nói ai hiền ai ngu?Tiết đầu thu lập đàn giải thoátNước tĩnh bình rưới hạt dương chiMuôn nhờ đức Phật từ bi,Giải oan, cứu khổ, hồn về tây phương.
“Cũng có kẻ tính đường kiêu hãnh,Chí những lăm cướp gánh non sông,Nói chi những buổi tranh hùngTưởng khi thế khuất vận cùng mà đau.
Bỗng phút đâu mưa sa ngói lởKhôn đem mình làm đứa sất phu,Lớn sang giàu nặng oán thù,Máu tươi lai láng, xương khô rã rời.
Đoàn vô tự lạc loài nheo nhóc,Quỷ không đầu than khóc đêm mưaCho hay thành bại là cơMà cô hồn biết bao giờ cho tan!“Cũng có kẻ màn lan trướng huệ,Những cậy mình cung quế Hằng Nga,Một phen thay đổi sơn hà,Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu?Trên lầu cao dưới cầu nước chảyPhận đã đành trâm gãy bình rơi,Khi sao đông đúc vui cười,Mà khi nhắm mắt không người nhặt xương.
Đau đớn nhẽ không hương không khói,Luống ngẩn ngơ dòng suối rừng sim.
Thương thay chân yếu tay mềmCàng năm càng héo, một đêm một rầu.
“Kìa những kẻ mũ cao áo rộng,Ngọn bút son thác sống ở tay,Kinh luân găm một túi đầy,Đã đêm Quản Cát lại ngày Y Chu.
Thịnh mãn lắm oán thù càng lắm,Trăm loài ma mồ nấm chung quanh,Nghìn vàng khôn đổi được mìnhLầu ca, viện hát, tan tành còn đâu?Kẻ thân thích vắng sau vắng trướcBiết lấy ai bát nước nén nhang?Cô hồn thất thểu dọc ngang,Nặng oan khôn nhẽ tìm đường hoá sinh.
“Kìa những kẻ bài binh bố trậnĐem mình vào cướp ấn nguyên nhung.
Gió mưa sấm sét đùng đùng, Dãi thây trăm họ nên công một người.
Khi thất thế tên rơi đạn lạc,Bãi sa trường thịt nát máu rơi,Bơ vơ góc bể chân trời,Nắm xương vô chủ biết vùi nơi nao?Trời thăm thẳm mưa gào gió thét,Khí âm huyền mờ mịt trước sau,Ngàn mây nội cỏ rầu rầu,Nào đâu điếu tế, nào đâu chưng thường?“Cũng có kẻ tính đường trí phú,Mình làm mình nhịn ngủ kém ăn,Ruột rà không kẻ chí thânDẫu làm nên để dành phần cho ai?Khi nằm xuống không người nhắn nhủ,Của phù du dẫu có như không,Sống thời tiền chảy bạc ròng,Thác không đem được một đồng nào đi.
Khóc ma mướn, thương gì hàng xómHòm gỗ đa bó đóm đưa đêmNgẩn ngơ trong quãng đồng chiêm,Nén hương giọt nước, biết tìm vào đâu?“Cũng có kẻ rắp cầu chữ quýDấn mình vào thành thị lân la,Mấy thu lìa cửa lìa nhà,Văn chương đã chắc đâu mà trí thân?Dọc hàng quán phải tuần mưa nắng,Vợ con nào nuôi nấng khem kiêng,Vội vàng liệm sấp chôn nghiêng,Anh em thiên hạ láng giềng người dưng.
Bóng phần tử xa chừng hương khúcBãi tha ma kẻ dọc người ngang,Cô hồn nhờ gửi tha phương,Gió trăng hiu hắt, lửa hương lạnh lùng.
“Cũng có kẻ vào sông ra bể,Cánh buồm mây chạy xế gió đôngGặp cơn giông tố giữa dòng,Đem thân vùi rấp vào lòng kình nghê.
“Cũng có kẻ đi về buôn bán,Đòn gánh tre chín dạn hai vai,Gặp cơn mưa nắng giữa trời,Hồn đường phách sá lạc loài nơi nao?“Cũng có kẻ mắc vào khoá lính,Bỏ cửa nhà đi gánh việc quan,Nước khe cơm ống gian nan,Dãi dầu nghìn dặm lầm than một đời.
Buổi chiến trận mạng người như rác,Phận đã đành đạn lạc tên rơi.
Lập loè ngọn lửa ma trơi,Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương.
“Cũng có kẻ nhỡ nhàng một kiếp,Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa,Ngẩn ngơ khi trở về già,Đâu chồng con tá biết là cậy ai?Sống đã chịu một đời phiền nãoThác lại nhờ hớp cháo lá đa,Đau đớn thay phận đàn bà,Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?”Gã đọc đến đây, định ngừng một chốc lấy hơi.
Thế nhưng vừa mới đọc dứt miệng, thì bỗng chốc mây đen ùn ùn kéo tới che hết trời trăng, cả ngôi làng thoắt cái chìm trong bóng tối.
Nguồn sáng duy nhất chính là ngọn đuốc trong tay Nguyễn Đông Thanh.
Lửa cháy leo lét, leo lét, rồi từ đỏ vàng chuyển thành xanh trắng.
Lại thấy gió nổi như luồn cái lạnh vào xương, cát bay ào ạt, đá chạy rầm rầm.
Khi ánh mắt người ta bắt đầu quen với bóng tối, thì bọn họ thảng thốt phát hiện giữa những bóng cây, bóng lá là loang loáng những bóng người quái dị, chính đang dương cặp mắt đỏ lòm lòm nhìn về phía đài hỏa táng.
Có kẻ cao lêu đêu, có tên gỡ cái đầu của mình xuống mà tung hứng, có kẻ cổ dài như con rắn, có đứa chỉ có một cái cẳng cứ nhảy tưng tưng từ mái nhà này sang mái nhà khác.
Ai nấy đều nhìn về phía vị tiên sinh đang cầm đuốc ở giữa sân đình mà nuốt nước bọt.
Mà kẻ đầu têu gây ra mọi chuyện – Bích Mặc tiên sinh của chúng ta – thì cũng cóng lắm.
Gã thầm trách bản thân đãng trí, khi không lại quên đi mất một năm trước cũng có một ma nữ lù lù hiện lên xin thơ để siêu thoát.
Lần đó Nguyễn Đông Thanh ngâm đọc thơ của Khiếu Năng Tĩnh còn như vậy, huống chi lần này chẳng những dùng hàng của đại thi hào Nguyễn Du, còn lôi hẳn văn tế chúng sinh ra đọc.
Nếu không phải bây giờ cả làng đang nhìn gã chằm chằm, coi gã là chỗ dựa tinh thần thì khéo Bích Mặc tiên sinh của chúng ta đã tự tặng cho mình mấy cái bạt tai.
Văn học thơ ca cũng có dăm bảy thể loại, từ trước đến giờ Nguyễn Đông Thanh thích thơ, chứ chẳng mấy hứng thú với thể loại văn tế, văn phúng điếu này.
Sở dĩ gã thuộc như cháo chảy bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của Nguyễn Du là do người yêu thời đại học của gã nọc hắn ra học thuộc cùng lúc làm đồ án.
Ngoài bài này ra thì Bích Mặc tiên sinh chỉ có hai lựa chọn: một là bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc hắn chỉ thuộc vài câu, một bài nữa là điếu văn bốn chữ nhất tương truyền là của Mạc Đĩnh Chi.
Chả nhẽ lại lấy bài điếu văn cho hoàng thái hậu ra đọc cho lão Sở và người thôn Hòe?Nguyễn Đông Thanh nuốt nước bọt, cố gắng tự trấn an bản thân:“Không sao.
Không sao.
Hãy còn có Hồng Đô và Long sứ thần bảo kê, không có chuyện gì đâu.
”Mặc dù biết xung quanh có hai tu hành giả tu vi không thấp bảo vệ, đám cô hồn dã quỷ đang tụ tập ở đình làng chưa chắc đã dám làm gì, nhưng bị chúng nó nhìn chằm chằm bằng đôi mắt đỏ lòm, xếch ngược trợn trừng thì cũng vô thức thấy lạnh sống lưng, chân tay run rẩy, thiếu điều ngã ra hoặc đánh rơi mất ngọn đuốc.
Nguyễn Đông Thanh rất sợ ma.
Hắn cũng không thích phim kinh dị.
Đến Huyền Hoàng giới, tuy thỉnh thoảng có bị ma đùa, song bọn chúng chẳng bao giờ hiện thân cả.
Ngoại lệ duy nhất chính là vị Bạch Vũ Ngưng năm ngoái chặn đường về cổ viện.
Lần này...
Chẳng những hiện thân, mà còn bâu đến đình làng đông như quân Nguyên, đứa nào đứa nấy đều dùng ánh mắt láo liên nhìn hắn chòng chọc, cảm tưởng như có hàng vạn mũi thương đang chĩa vào người vậy.
Hít sâu một hơi, Nguyễn Đông Thanh cao giọng đọc tiếp:“Cũng có kẻ nằm cầu gối đất,Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi,Thương thay cũng một kiếp người,Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan! “Cũng có kẻ mắc oan tù rạcGửi mình vào chiếu rách một manh.
Nắm xương chôn rấp góc thành,Kiếp nào cởi được oan tình ấy đi?“Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé,Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha.
Lấy ai bồng bế vào ra,U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng.
“Kìa những kẻ chìm sông lạc suối,Cũng có người sẩy cối sa cây,Có người leo giếng đứt dây,Người trôi nước lũ kẻ lây lửa thành.
Người thì mắc sơn tinh thuỷ quáiNgười thì sa nanh sói ngà voi,Có người hay đẻ không nuôi,Có người sa sẩy, có người khốn thương.
Gặp phải lúc đi đường lỡ bướcCầu Nại Hà kẻ trước người sauMỗi người một nghiệp khác nhauHồn xiêu phách tán biết đâu bây giờ?“Hoặc là ẩn ngang bờ dọc bụi,Hoặc là nương ngọn suối chân mây,Hoặc là bụi cỏ bóng cây,Hoặc nơi quán nọ cầu này bơ vơ.
Hoặc là nương thần từ, Phật tựHoặc là nơi đầu chợ cuối sôngHoặc là trong quãng đồng không,Hoặc nơi gò đống, hoặc vùng lau tre.
“Sống đã chịu nhiều bề thảm thiết,Gan héo khô dạ rét căm căm,Dãi dầu trong mấy mươi năm,Thở than dưới đất, ăn nằm trên sương.
Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn,Lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra,Lôi thôi bồng trẻ dắt già,Có khôn thiêng nhẽ lại mà nghe kinh.
Nhờ phép Phật siêu sinh tịnh độ,Phóng hào quang cứu khổ độ u,Rắp hoà tứ hải quần chu,Não phiền rũ sạch, oán thù rửa không.
Nhờ đức Phật thần thông quảng đại,Chuyển pháp luân tam giới thập phương,Nhơn nhơn Tiêu Diện đại vương,Linh kỳ một lá dẫn đường chúng sinh.
Nhờ phép Phật uy linh dũng mãnh,Trong giấc mê khua tỉnh chiêm bao,Mười loài là những loài nào?Gái trai già trẻ đều vào nghe kinh.
Kiếp phù sinh như hình bào ảnh,Có chữ rằng: ‘Vạn cảnh giai không’Ai ơi lấy Phật làm lòng,Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.
Đàn chẩn tế vâng lời Phật giáo,Của có chi bát cháo nén nhang,Gọi là manh áo thoi vàng,Giúp cho làm của ăn đường thăng thiên.
Ai đến đây dưới trên ngồi lại,Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu.
Phép thiêng biến ít thành nhiều,Trên nhờ Tôn Giả chia đều chúng sình.
Phật hữu tình từ bi phổ độChớ ngại rằng có có không không.
Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô TăngĐộ cho nhất thiết siêu thăng thượng đài.
”Câu cuối cùng của bài điếu văn vừa ngân lên, tức thì mây đen bắn đầu bị những tia sáng bạc đâm thủng, để lộ ra bầu trời sao trong vắt trên đầu.
Ánh sao đan vào nhau, quyến luyến thành một con đường dát bạc, rọi lên đài hỏa thiêu.
Thấp thoáng trên đường, có thể thấy được những bóng người lố nhố.
Nhìn phục sức thì có vẻ là dân quê chân lấm tay bùn, chính đang nở nụ cười hiền hậu, giống như chờ đợi chuyện gì đó.
Nguyễn Đông Thanh thả ngọn đuốc.
Lưỡi lửa bắt vào gỗ thì trở lại thành màu vàng rực ấm áp, nhanh chóng bén vào áo quần.
Thi thể của Sở Tinh Hà bắt lửa, tàn tro túc tắc bay lên không trung, rơi vào con đường ánh sao.
Sau đó, cuối con đường hiện lên một thanh niên cao to vạm vỡ, nở nụ cười chất phác với người dân.
Y cúi đầu vái Nguyễn Đông Thanh một cái, không nói tiếng nào, đoạn bắt đầu bước lên con đường ánh sao, đi về phía những bóng người.
Người ta chào đón hắn, đẩy hắn đến bên cạnh một thiếu nữ dáng người hơi mập mạp, nhưng có nụ cười rất sáng, hệt như bầu trời sao.
Nàng ta vấn tóc cho thanh niên, cắm một cái trâm gỗ ngang qua.
Bấy giờ, quanh đình làng, từng tiếng hú dài cất lên cao vút.
Những bóng người đứng lố nhố, leo trèo, trợn mắt về phía Nguyễn Đông Thanh hồi nãy từ từ bay lên không trung.
Ánh sáng bạc từ con đường sao chiếu rọi, tưởng như là một dòng nước mát, gội rửa đi lớp vỏ đen xì bên ngoài.
Hình dáng kì dị đáng sợ của những hồn ma bóng quế vỡ tung ra, chỉ còn những quang cầu kích cỡ bất đồng bên trong.
Những quả cầu ánh sáng hơi ngừng lại trên không, xoay tròn bay múa mấy vòng trên đầu Nguyễn Đông Thanh, đoạn cùng nhau lao vun vút về phương xa.
Kỳ cảnh hiện giờ, chẳng khác nào một trận mưa sao băng hoành tráng bậc nhất lịch sử, kéo dài gần nửa canh giờ mới chấm dứt.
Lửa tắt.
Quanh làng cũng chẳng còn bóng cô hồn dã quỷ nào cả.
Người dân lấy ra một cái vại rượu to, xúc tro cốt của Sở Tinh Hà vào đấy.
Nghe người ta bào là do xưa giờ lão nghiện rượu, nên dân làng tìm cho lão cái nhà mới cũng liên quan đến rượu.
Nếu lão Sở có ý định kiếm vợ dưới âm thì vừa xem như dân làng tặng lão chung rượu giao bôi để chung vui với lão luôn.
Nguyễn Đông Thanh thấy không theo kịp được ý nghĩ của dân làng, không nói gì thêm, để họ làm gì tùy thích.
Dưới sự kiên quyết của dân làng, đoàn người Bích Mặc tiên sinh ở lại làng ăn đám ma lão Sở một đêm, xem như tiễn chân lão một đoạn.
Sáng hôm sau, từ lúc tờ mờ sáng, đám học trò của Nguyễn Đông Thanh đã hò nhau với Hồng Đô đưa ông sư phụ đang ngủ quắc cần câu của chúng về cổ viện.
Hết trường thiên thứ hai.
Cho ai thắc mắc “thập loại chúng sinh” gồm những loại gì thì hiểu nôm na là “toàn bộ chúng sinh”, do người xưa quan niệm “9 là cao nhất, 10 là tất cả”.
Như câu “nhân vô thập toàn” là “con người không có ai hoàn hảo” ấy.
Số chương còn lại hôm nay: 4 chương chính truyện.

Trước Sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!