Chương 658 . Điện Thùy Củng nguy nga tỏa sáng rực rỡ dưới ánh mặt trời chói chang, thoạt nhìn giống như một pho tượng mãnh thú uy dũng. Triệu Húc ngồi trong đại điện 'Thùy Củng, chỉ có điều y thân là bậc đế tôn lại chau mày, khuôn mặt u sầu, thái giám và cung nữ trong đại điện cũng biết tâm trạng Triệu Húc không tốt, nên ai nấy đều tỏ ra cực kì thận trọng, đi lại cũng nhón chân nhẹ nhàng, sợ chọc giận Triệu Nhan rước họa vào thân. Triệu Húc hiện tại còn đau đầu hơn Triệu Nhan ở tận Quảng Châu, chủ yếu vì hai chuyện, thứ nhất là hạn hán năm nay, ai cũng không ngờ trận hạn hán này lại khốc liệt như vậy, ban đầu chỉ xuất hiện ở các địa phương Tây Bắc, nhưng sau đó ngày càng lan rộng, từ Tây Bắc đến Hà Bắc, cả lưu vực sông Hoàng Hà đều xảy ra hạn hán, đến giờ cả các vùng phía nam cũng đại hạn, kinh thành đã bốn tháng nay chưa rơi giọt mưa, cả một vùng đất lọt vào tâm mắt đều là một màu khô cản, dường như tất cả sinh linh trên thế gian này đều bị mặt trời cháy bỏng trên bầu trời kia thiêu rụi. Trận hạn hán này mang đến hậu quả cực kì nghiêm trọng cho Đại Tống, phần lớn số lương thực ở vùng hạn hán đều không được thu hoạch, thậm chí rất nhiều nơi còn nhìn thấy được đáy giếng, bách tính khát khô tìm nước uống, đành phải rời bỏ quê hương tránh nạn. Tuy số người dân tránh nạn này không nhiều, tất cả đều trong sự khống chế của triều đình, nhưng đến khi lương thực dự trữ trong nhà người dân cạn kiệt, đến lúc đó sợ rằng sẽ xuất hiện làn sóng di dân, không cẩn thận, có thể sẽ tái diễn loạn Hoàng Sào của Đường Mạt năm đó. Ngoại trừ nạn hạn hán ra, chuyện thứ hai cũng khiến Triệu Húc phiền não. không kém, thực chất nghiêm chỉnh mà nói chuyện này phát sinh từ chuyện thứ nhất. Vì trận hạn hán trước nay chưa từng có này, khiến cải cách do Vương An Thạch dẫn đầu bị phản kích kịch liệt, những người ở phái bảo thủ lấy “thiên biến” làm cớ, tập trung lại công kích phái cải cách, ngoài ra tiền miễn quân dịch cũng khiến dân chúng nổi dậy, lòng dân không yên, càng khiến phái cải cách rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Vốn Triệu Húc sở dĩ phát động cải cách, tuy tồn tại một chút dã tâm chuyên quyền của bản thân, nhưng nhiều hơn là hi vọng nhờ vào cải cách tiêu trừ các tệ nạn của Đại Tống, dùng cải cách đạt được mục tiêu tự cường của mình, hơn nữa y cũng kỳ vọng và tin cậy tuyệt đối về Vương An Thạch, cho dù đại thần trên triều đình hầu như đều phản đối tân pháp, nhưng y vẫn không chùn bước mà ủng hộ Vương An Thạch tiến hành cải cách. Tuy nhiên hiện tại Triệu Húc lại hơi dao động, y không tin vào thuyết thiên biến gì đó, nhưng đối với bao hậu quả mà cải cách tạo ra bấy lâu nay, y đều nhìn thấu, vốn dĩ y cho rằng đây chỉ là một trận đau của cải cách mang lại thôi, rất nhanh rồi sẽ ổn, hơn nữa y cũng tin Vương An Thạch sẽ giải quyết êm đẹp những hậu quả này, nhưng sự thực lại khiến y thất vọng, hậu quả cải cách tạo thành ngày càng nghiêm trọng, người dân ở một số địa phương hầu như căm thù tân pháp đến tận xương tủy, cộng thêm thiên tai hiện tại, nếu y còn cố chấp cải cách, e rằng chưa đợi đến khi ông trời thật sự trừng phạt, bách tính Đại Tống đã nổi dậy trước rồi, tái hiện màn kịch Hoàng Sào tạo phản cũng không phải không có khả năng. Nghĩ đến những điều đó, gương mặt Triệu Húc không kìm được lộ ra vẻ do dự, lúc này y bỗng chợt lần đầu tiên nhận thức ra, mình bổ nhiệm Vương An Thạch tiến hành cải cách có lẽ thật sự sai lầm, đặc biệt là lúc này y nhớ tới sự phản đối của các lão thần như Hàn Kỳ, Âu Dương Tu, thậm chí đến đệ đệ Triệu Nhan của mình cũng không tán thành cải cách, đáng tiếc y lúc đó không thèm lắng nghe lời của họ, giờ đây Triệu Húc hồi tưởng lại, trong lòng không khỏi có cảm giác hối hận khôn cùng. Đúng lúc này, bỗng có thái giám rón ra rón rén đi vào, sau đó đặt một chồng tấu chương lên long án của Triệu Húc, đây là một trong những chính vụ y cần xử lí hằng ngày, nhưng nếu đổi lại là Triệu Nhan, nhìn thấy tấu chương chất như núi thế chắc chắn sẽ đau đầu, song đối với Triệu Húc, đây là chuyện ngày ngày ắt phải làm, hơn nữa y rất thích cảm giác phê duyệt tấu chương. Triệu Húc đang trong độ tuổi sinh lực dồi dào, phê duyệt tấu chương cũng rất nhanh, một lúc sau, đã phê duyệt xong hơn nửa tấu chương, nhưng càng đọc bản tấu sắc mặt của Triệu Húc càng khó coi, bởi vì tấu chương tuy nhiều, nhưng chung quy cũng là hai chuyện đó, một là trận hạn hán đang càn quét Đại Tống, còn lại là phản đối cải cách của các nơi, hoặc chính do phái bảo thủ buộc tội phái cải cách, điều này càng khiến tâm trạng của Triệu Húc tệ hơn. - Hả?Khi Triệu Húc sắp phê duyệt xong tấu chương, chợt phát hiện một cuốn tấu chương kì lạ, thực ra cuốn tấu chương này bản thân nó chả có gì khác, nhưng bản tấu này đang đè lên một bức tranh, đây là chuyện trước nay chưa từng có, dù sao tấu chương là tấu chương, rất ít người dâng tranh và tấu chương cùng một lúc, hơn nữa số tấu chương này đều được Môn Các kiểm tra trước, tấu chương kèm theo tranh thế này, thông thường không thể thông qua Môn Các. Cuốn tấu chương kì quặc này nhanh chóng thu hút chú ý của Triệu Húc, y cầm tấu chương lên xem, kết quả phát hiện bên ngoài có viết “Luận tội tân pháp dẫn đến tình cảnh dân chúng lưu lạc”, kí tên một người là Trịnh Hiệp viết, Triệu Húc cảm thấy hơi có ấn tượng về cái tên này, hồi tưởng lại một chút mới nhớ ra, tên Trịnh Triệu này hình như là tiến sĩ năm Trị Bình thứ tư, hơn nữa vô cùng được Vương An Thạch coi trọng, từng tòng quân cho một châu, chỉ là sau này khi cải cách tiến hành, Trịnh Hiệp dường như cũng phản đối cải cách như người khác, dẫn đến gây thù oán với Vương An Thạch, kết quả khi nhiệm kì kết thúc hồi kinh, bị Vương An Thạch sắp xếp cho một chức tiểu quan coi An Thượng Môn ở kinh thành, nghe nói Vương An Thạch thấy được tài năng của Trịnh Hiệp, nên muốn dùng cách này ép y giúp ông cải cách, đáng tiếc Trịnh Hiệp rất cứng đầu, luôn phản đối cải cách, cũng chính vì việc này, nên Trịnh Hiệp có tiếng tăm rất lớn ở kinh thành. Nghĩ đến những điều trên, Triệu Nhan liền cầm cuốn tấu chương kèm theo tranh hỏi thái giám bên cạnh:- Dâng bản tấu chương có kèm tranh này lên, rốt cuộc là có chuyện gì?Thái giám bên cạnh Triệu Húc đã già, làm việc cũng hết sức thận trọng, đặc. biệt là tâm tình Triệu Húc hiện tại không tốt, lão càng cẩn thận hơn, vì thế khi dâng tấu chương lên lão đã hỏi kĩ càng, liền mở miệng đáp:- Khởi bẩm bệ hạ, cuốn tấu chương này không gửi tới thông qua Môn Các, mà thông qua Ngân Đài ty trực tiếp dâng lên, nghe nói là cấp báo từ biên thành!- Hả? Cấp báo từ biên thành?Triệu Húc nghe thấy vậy càng tò mò, Trịnh Hiệp rõ ràng là nhậm chức ở An 'Thượng Môn tại kinh thành, cho dù biên thành có chuyện gì cấp bách, cũng không đến lượt y trình tấu chương, xem ra trong này nhất định có uẩn khúc. 'Vướng mắc nghỉ vấn trong lòng, Triệu Húc cuối cùng giở tấu chương của Trịnh Hiệp ra, kết quả không nằm ngoài dự đoán của y, tấu chương này vạch ra lỗi lâm của tân pháp, liệt kê từng khiếm khuyết trong cải cách của Vương An Thạch, hơn nữa ở cuối bản tấu, Trịnh Hiệp còn vô cùng hào sảng nói với Triệu Húc, nếu dừng ngay tân pháp, trong vòng mười ngày tất có mưa, nếu không y chấp nhận bị trừng phạt, mong Triệu Húc chém đầu y ngoài điện Tuyên Đức. Triệu Húc đọc bản tấu chương có chút hành động theo cảm tính này của Trịnh Hiệp, không khỏi cười khổ, y không tin vào mệnh trời, tất nhiên cũng không tin lời của Trịnh Hiệp nói dừng cải cách sẽ có mưa, thậm chí theo y thấy, Trịnh Hiệp quả thực bị tân pháp bức bách đến mất trí rồi, đến mấy lời ma quỷ này cũng nói ra được. Cuối cùng khi trời sắp sáng, Triệu Húc trăn trọc lại ngồi trước bàn sách, sau đó tự tay viết một bức thư cho Triệu Nhan, y muốn nghe ý kiến của Triệu Nhan về việc này. Thực chất đây chỉ là cái cớ Triệu Húc tìm cho bản thân mình, vì Triệu Nhan trước giờ luôn phản đối cải cách, bây giờ y đi hỏi ý kiến của Triệu Nhan, chắc chắn sẽ nhận lại ý kiến phản đối tân pháp của Triệu Nhan, đến lúc đó y càng có lí do thuyết phục bản thân dừng thi hành tân pháp. Chỉ có điều Triệu Húc vạn lần không ngờ là, y vừa gửi thư cho Triệu Nhan được ba ngày, Triệu Nhan bỗng gửi tới một bức thư, khiến Triệu Húc hơi ngạc nhiên, vì theo tính toán của y, cho dù dùng chim bồ câu đưa thư, bức thư đó cũng không đến tay Triệu Nhan nhanh như vậy, càng không thể hồi âm nhanh chóng như thế. Mang theo nỗi nghi hoặc, Triệu Húc mở thư của Triệu Nhan chăm chú đọc, mới đầu khi nhìn thấy nội dung trong thư, Triệu Húc lập tức vui sướng vô ngần, thậm chí kích động đến nỗi nước mắt lưng tròng, vì y cảm nhận được trong thời khắc then chốt này, vẫn có thể dựa dẫm vào đệ đệ của mình, nhưng khi đọc tiếp. nội dung phía dưới, lại không khỏi nổi giận đùng đùng, liền lớn tiếng sai bảo: - Người đâu, triệu tập quần thần nghị sự!