Xuyên Không: Vương Gia Vô Dụng Lột Xác

Chương 642: Tử Hạ nội biến

24-10-2024


Trước Sau

Chương 643Sau khi gặp và nhận được sự thông cảm của Triệu Nhan, Lưu Trọng Cát lập tức trở về Hạ Vũ phủ.
Cũng không biết có phải vì lời nhắc nhở của Triệu Nhan về sát tâm của Lưu Thiên Đạo khiến cho Lưu Trọng Cát lo lắng mà vội vã trở về chuẩn bị hay không?Đối với Triệu Nhan, chuyện Tử Hạ chỉ đơn giản là đến cảng Trầm Thủy.
Mục đích chủ yếu của hắn khi tới đây vẫn là khảo sát tình hình của nơi này.
Cho nên, trong khoảng thời gian này, hình bóng của hắn gần như xuất hiện ở khắp nơi tại cảng Trầm Thủy.
Ngoài ra còn có Vương Sư Ước giúp hắn giới thiệu, nếu không, trong khoảng thời gian ngắn hắn cũng không thể hiểu hết được toàn bộ hoạt động.
của cảng Trầm Thủy.
Thật ra, cảng Trầm Thủy này nói đơn giản thì cũng rất đơn giản.
Bởi vì nơi này chỉ là một cảng tiếp viện tiếp tế cho các con thuyền đi qua.
Chỉ có một bộ phận rất ít tàu thuyền tiến hành giao dịch ở đây.
Cho nên, cảng chỉ cần cung cấp thức ăn và nước ngọt cùng các loại tiếp tế khác cho những tàu thuyền thương mại đến và dừng lại ở đây.
Ngoài ra, trên cảng nhiều nhất là những chỗ ăn chơi.
Dù sao thì cuộc sống trên biển cũng quá buồn tẻ, cho nên sau khi thuyền cập bến, thuyền viên đều muốn nhanh chóng lên bờ tìm một nơi để thỏa mãn.
Cũng chính vì nguyên nhân đó nên ở trên bến tàu cảng Trầm Thủy ngoài các kho hàng thì nhiều nhất chính là sòng bạc và kỹ viện.
Trong đó, sòng bạc thì không cần phải nói, tuy răng cách chơi khác nhau nhưng xét đến cùng vẫn là hai chữ “bài bạc”.
Còn về kỹ viện thì vẫn có chút ý tứ.
Bởi vì cảng Trầm Thủy vốn là lãnh thổ của Tử Hạ, thổ dân vẫn chiếm đa số, cho nên người trong kỹ viện cũng đều là người địa phương.
Chỉ có điều, những cô gái này vừa đen vừa gầy, có lẽ ngoài người dân ở đây thì cũng chỉ có những thủy thủ đã ở mấy tháng trên biển mới có thể tiến hành được.
Cảng Trầm Thủy chỉ cung cấp tiếp viện cho thuyền qua lại nên nhu cầu đối với nước ngọt và các loại thực vật vô cùng lớn.
Cảng Trầm Thủy ở gần kề với cảng biển Kim Phú Lương Gia, tài nguyên nước ngọt phong phú nên không phải lo lắng về vấn đề nước ngọt.
Nhưng vấn đề thực vật thì khá phiền toái.
Trước kia, cảng đều mua lương thực ở những địa khu xung quanh Tử Hạ.
Tuy nhiên, thời gian này, Tử Hạ bỗng cấm các địa khu xung quanh giao dịch với cảng Trầm Thủy khiến cho cảng Trầm Thủy không thể không ra ngoài tìm nguồn tiếp tế.
Điều này đem lại một số phiền phức.
Ngoài ra còn một hoạt động nữa, đó là sửa chữa tàu thuyền.
Trên biển, thuyền khó tránh khỏi gặp sóng gió hoặc các phiền phức khác khiến cho thuyền bị hỏng hóc.
Cho nên, cảng Trầm Thủy cũng có những xưởng đóng tàu chuyên môn sửa chữa tàu thuyền.
Nhưng thời gian xây dựng cảng Trầm Thủy còn quá ngắn nên trên cảng vẫn chưa có một xưởng đóng tàu thực sự nào.
Hiện giờ, theo sự phát triển của cảng dần dần dẫn đến nhu cầu đóng thuyền nên các quan viên của cảng Trầm Thủy cũng đang thảo luận về vấn đề xưởng đóng tàu.
Trước đó, Triệu Nhan đã đồng ý với Tô Tụng xây dựng xưởng đóng tàu ở Quỳnh Châu.
Nơi đó cách nơi này cũng không xa, cho nên sau khi Quỳnh Châu có xưởng đóng tàu thì ở cảng Trầm Thủy cũng không cần nữa.
Triệu Nhan mất gần năm ngày để đi quan sát toàn bộ cảng Trầm Thủy.
Tất cả các phương diện trên cảng đều được hắn ghi nhớ ở trong lòng.
Thậm chí, nếu thời gian cho phép, Triệu Nhan thực muốn giương buồm lên đường từ cảng Trầm Thủy này, sau đó đi tới Nam Dương một chuyến.
Kiếp trước, hắn đã không được đi qua Nam Dương cho nên bây giờ vừa hay có thể bù đắp lại được sự tiếc nuối này.
Đáng tiếc, mong muốn đi Nam Dương của Triệu Nhan không thể thực hiện được.
Đầu tiên, lần này trước khi đi, Triệu Nhan đã cam đoan với mấy người Tào Dĩnh, tuyệt đối không đi quá một tháng.
Bây giờ cũng đã hơn nửa tháng, nên hắn nhất định phải mau chóng quay về, không để cho các nàng lo lắng.
Hơn nữa, Nam Dương bây giờ cũng không phải là Nam Dương của sau này.
Nơi đó chẳng những gió to sóng lớn, đá ngầm khắp chốn, hơn nữa hải tặc lại hoành hành.
Quan trọng nhất là thuyền của Triệu Nhan không ổn.
Tuy rằng đây đã là thuyền lớn nhất của Đại Tống nhưng khả năng chống đỡ sóng gió vẫn có hạn.
Triệu Nhan cũng không muốn một cơn bão đã đánh bay mình xuống đáy biển.
Cho nên, cuối cùng Triệu Nhan đành bỏ qua suy nghĩ đi đến Nam Dương đầy hấp dẫn.
Cảng Trầm Thủy là trạm khảo sát sau cùng của Triệu Nhan đối với hải mậu của Đại Tống.
Tiếp theo, hắn phải trở về Quảng Châu chính thức tiếp quản hải mậu.
Căn cứ vào hiểu biết của bản thân về ngành trong khoảng thời gian này, hắn phải vạch ra những kế hoạch phát triển tiếp theo của hải mậu Đại Tống.
Đối với chuyện này, trong lòng Triệu Nhan đã có một ý tưởng sơ bộ, tiếp theo chỉ xem phải áp dụng như thế nào.
Nhưng, khi thuyền của Triệu Nhan chuẩn bị rời khỏi cảng Trầm Thủy, quả địa lôi mà hắn mai phục Tử Hạ cuối cùng đã phát nổ.
Lưu Trọng Cát sau khi trở lại Tử Hạ và âm thầm điều tra đã phát hiện, Lưu Thiên Đạo thực sự có sát tâm với mình.
Hơn nữa, Lưu Thiên Đạo còn âm thầm làm suy yếu thực lực trong tay của Lưu Trọng Cát.
Trước kia, ông trung thành và tận tâm nên không nghĩ tới điều này.
Bây giờ, nhờ có sự nhắc nhở của Triệu Nhan cộng với trí tuệ của Lưu Trọng Cát đương nhiên rất dễ dàng nhận ra.
Lại nói tiếp, Lưu Trọng Cát tuy rằng lớn tuổi hơn nữa còn là một thái giám nhưng người như ông lại càng là người yêu quý mạng sống.
Hơn nữa, Lưu Trọng Cát cũng luôn cho rằng mình đã lập vô số công lao cho Tử Hạ, nếu cuối cùng lại chết trong tay người mình hết mức trung thành thì thật sự không đáng.
Vì suy nghĩ đó, Lưu Trọng Cát lập tức bắt đầu tiến hành phản kích.
Nhưng ông thực ra không muốn tạo phản mà chỉ là muốn có thực lực để tự bảo vệ mình.
Lưu Trọng Cát đã quản quân mấy chục năm ở Tử Hạ, rất có uy tín trong quân.
Có lẽ đây cũng chính là lý do Lưu Thiên Đạo sinh ra hiềm nghỉ với ông.
Hơn nữa, trước đó Lưu Trọng Cát liên tục thất bại trước Đại Tống.
Tuy ngoài miệng Lưu Thiên Đạo không nói gì, nhưng trong lòng đã sớm có sự bất mãn.
Hai nguyên nhân này cộng lại cùng với một số lời công kích của các đại thần ghen tị với Lưu Trọng Cát khiến cho Lưu Thiên Đạo sinh ra sát tâm với Lưu Trọng Cát.
Đáng tiếc, Lưu Thiên Đạo không ngờ Lưu Trọng Cát chẳng những nhận được sự lượng giải của Đại Tống mà còn trở lại an toàn.
Lưu Trọng Cát ỷ vào uy tín của mình ở trong quân, hơn nữa còn có một số †âm phúc mà mình đã bồi dưỡng trước kia, ông nhanh chóng lôi kéo được một đám tướng lĩnh.
Mặc khác, Lưu Trọng Cát lại lo mình bị Lưu Thiên Đạo đánh lén, dẫn theo người nhà cùng các tâm phúc rời khỏi Hạ Vũ phủ đến thành Bắc Điều ở cách cảng Trầm Thủy không xa.
Lưu Trọng Cát chủ động tiếp xúc với cảng Trầm Thủy và tỏ vẻ đồng ý cung cấp các loại tiếp viện.
Xem ra, Lưu Trọng Cát cũng biết, chỉ dựa vào mình thì rất khó chống lại Lưu Thiên Đạo cho nên mới tính toán dựa vào cây đại thụ Đại Tống.
Lưu Thiên Đạo cũng không phải kẻ ngốc.
Khi Lưu Trọng Cát từ cảng Trầm Thủy trở về, Lưu Thiên Đạo đã cảm thấy có chút không đúng.
Đến khi phát hiện ra Lưu Trọng Cát lôi kéo các tướng lĩnh trong quân, Lưu Thiên Đạo muốn ngăn cản cũng đã không kịp nữa.
Sau đó, Lưu Trọng Cát lại dẫn người chạy tới thành Bắc Điều.
Lưu Trọng Cát tuy rằng không trắng trợn làm phản nhưng cũng là đã cắt đất xưng vương.
Lưu Thiên Đạo mặc dù vô cùng giận dữ về chuyện này nhưng cũng không có cách nào, trừ phi mạng huy động quân sĩ đến tiêu diệt Lưu Trọng Cát.
Nhưng lúc này, trong lòng Lưu Thiên Đạo chỉ muốn rửa mối nhục thất bại trước Đại Tống nên đương nhiên sẽ không chấp nhận tổn thương binh lực như vậy.
Đối với trận nội chiến này của Tử Hạ, Triệu Nhan cũng không quá hứng thú.
Bởi vì hắn biết Lưu Trọng Cát và Lưu Thiên Đạo nhất định không dám đánh nhau.
Tuy rằng có rạn nứt ở bên trong nhưng về tổng thể, thực lực của Tử Hạ cũng không hao tổn bao nhiêu.
Thậm chí, nếu sau này xảy ra chiến tranh với Đại Tống, nói không chừng họ còn có thể liên hợp lại.
Cho nên Triệu Nhan cũng không hy vọng quá nhiều vào Lưu Trọng Cát.
Thậm chí, bây giờ Lưu Trọng Cát quá gần với cảng Trầm Thủy, Triệu Nhan còn phải nhắc nhở các quan viên của hải cảng phải cẩn thận Lưu Trọng Cát.
Lần này, sau khi trở về, hắn tính sẽ điều thêm một số thủy quân tăng cường cho cảng Trầm Thủy.
Hơn nữa, Triệu Nhan ngoài mời mấy người Tào Tung, Từ Nguyên, Vương Sư Ước, Tô Thức còn cố ý mời Thái Kinh tới.
Thái Kinh tuy chỉ là một tri châu của Quảng Châu, nhưng cảng Quảng Châu thật sự rất đặt thù.
Cho nên có một số việc vẫn không thể không thông qua Thái Kinh.
Vừa hay hiện giờ Thái Kinh lại thể hiện thiện ý đối với Triệu Nhan, nên một số việc cũng không cần phải giấu y ra.
Đương nhiên, nếu Thái Kinh muốn giở trò gì thì Triệu Nhan sẽ cho y biết hậu quả.
Theo quy tắc trong yến tiệc, ban đầu không ai nói về chính sự.
Đợi qua ba lượt rượu, Triệu Nhan mới lên tiếng: - Các vị, mọi người gần như đã đi khảo sát tất cả vùng duyên hải phía nam, hiện giờ mọi người có ý kiến gì có thể đề xuất? Triệu Nhan đưa ra đề tài này, đám người Tào Tung lập tức phát biểu quan điểm của mình.
Nhưng họ chủ yếu vẫn chỉ là tổng kết qua về tình hình hải mậu của Đại Tống, còn về làm như thế nào để phát triển thì không ai phát biểu ý kiến.
Đó cũng không phải do họ không nghĩ ra cách mà họ đều muốn nghe tính toán của Triệu Nhan trước.

Trước Sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!