Đối với điều khoản cắt đất, phu thê công chúa Đức Ninh đều biểu hiện ra hứng thú, bây giờ tàu thuyền buôn bán trên biển đều đi dọc theo đường biển, mà Tử Hạ lại năm giữa Đại Tống và Nam Dương, rất nhiều thuyền của Đại Tống đều phải thông qua cảng Tử Hạ. Chỉ có điều hải cảng của Tử Hạ yêu cầu thu thuế, hơn nữa thuế còn rất cao. Dù sao người Tử Hạ còn dám tấn công Đại Tống, buôn bán trên biển tự nhiên cũng sẽ không khách sáo, có thể nói dừng ở cảng Tử Hạ gần như là bị lột một lớp da. Nhưng hiện tại tốt rồi, nếu Đại Tống có thể nắm một cảng ở trong Tử Hạ thì sau này tàu thuyền của Đại Tống có thể dừng ở đây, tránh cho Tử Hạ bóc lột. Ngoài ra Đại Tống cũng có thể đóng quân ở nơi này, có thể uy hiếp Tử Hạ, lại có thể tiến thêm một bước đưa thế lực của Đại Tống hướng về Nam Dương, có thể nói là nhất cử lưỡng tiện. Cũng chính bởi vì vậy, sau khi phu thê công chúa Đức Ninh nhận bổ nhiệm của triều đình thì lập tức bắt đầu nghiên cứu địa hình Tử Hạ, ngoài ra còn tìm đến một vài người quen thuộc Tử Hạ để hiểu rõ hơn. Cuối cùng sau khi bọn họ suy xét và nghiên cứu thận trọng, rốt cục quyết định cắt khu vực cửa vào biển của sông Thái Ân ở hướng đông bắc. Nơi đó vốn là một cảng của người Tử Hạ, tên là cảng Trầm Thủy. Bởi vì cảng này là một cảng tự nhiên, nước sâu gần hai trượng, cho nên mới có tên như vậy. Tàu thuyền của thương nhân Đại Tống tương đối cao lớn, vì thế rất thích đậu ở cảng này. Tuy rằng thương nhân Đại Tống thiên vị cảng Trầm Thủy, nhưng kỳ thật quy mô cũng không lớn lắm. Chủ yếu là người Tử Hạ cũng không coi trọng với mậu dịch trên biện, bọn họ chỉ biết bóc lột tiền tài từ những thương nhân trên biển. Số tiền này sế bị các cấp quan viên tham ô, sao có thể lấy ra xây dựng cảng chứ. Cho. nên điều này cũng khiến cho cảng Trầm Thủy tuy rằng hàng năm mang đến thu nhập cực lớn từ thuế cho Tử Hạ, nhưng lại hết sức tồi tàn. Thái độ của quan viên trong cảng đối với mậu dịch trên biển cũng vô cùng ác liệt. Nếu có lựa chọn thứ hai thì tất cả những thương nhân buôn bán trên biển cũng sẽ không muốn đậu ở cảng này. Đương nhiên những điều ở trên là dưới tình huống cảng Trầm Thủy nằm dưới sự thống trị của Tử Hạ. Nếu Đại Tống có thể chiếm được nơi này thì tự nhiên sẽ không lãng phí một cảng tự nhiên như vậy một cách vô ích, thậm chí nơi này có ưu thế là cách Nam Dương rất gần, rất có thể sẽ trở thành một cảng cực kỳ hưng thịnh ở phía nam Đại Tống. Ít nhất là tốt hơn nhiều so với nằm trong tay của người Tử Hạ. Sau khi xác định lấy cảng nào thì Đức Ninh công chúa đánh dấu cảng Trầm Thủy trên bản đồ Tử Hạ. Sau đó dùng bồ câu đưa tin gửi đến kinh thành, để Triệu Thự quyết định. Kết quả Triệu Thự rất nhanh liền hồi âm cho bọn họ, trong thư: cảm thấy hết sức hài lòng đối với việc bọn họ chọn cảng Trầm Thủy. Ngoài ra ông ta còn ra ý chỉ, sau khi thông qua thương nghị với các đại thần, phát hiện cảng Trầm Thủy cách thủ đô Hạ Vũ của Tử Hạ không xa. Đến lúc đó có thể đóng trọng binh ở cảng Trầm Thủy, từng giây từng phút duy trì uy hiếp với phủ Hạ Vũ, như vậy sau này nếu chẳng may Tử Hạ không thành thật thì có thể phát binh trực tiếp từ cảng Trầm Thủy đến tiêu diệt đối phương. Ngay khi phu thê công chúa Đức Ninh chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đàm phán thì đặc phái viên do Lưu Thiên Đạo phái tới đã tới Quảng Châu. Vị đặc phái viên này phỏng chừng cũng cam chịu số phận rồi, khi đàm phán cũng không cò kè mặc cả. Sau khi nghe điều kiện của Đại Tống thì vờ suy tính vài ngày, sau đó ký tên vào hiệp ước. Dù sao gã cũng đã hiểu được, lần này dù Đại Tống có đề xuất điều kiện gì thì gã đều không thể cò kè mặc cả. Hơn nữa chỉ cần gã ký tên, dù là điều kiện gì thì khi gã trở về cũng khó tránh khỏi một kiếp. Một khi đã như vậy, vậy không bằng sảng khoái mà ký. Đương nhiên hiệp ước như vậy, nếu chỉ có đặc phái viên ký tên thì không có tác dụng gì. Nhất định phải được Triệu Thự và Lưu Thiên Đạo ký tên mới được, cho nên sau khi nhất trí với nội dung hiệp ước thì Đức Ninh công chúa lập tức sai người mang hiệp ước trở lại kinh thành, sau đó để Triệu Thự ký tên. Đặc phái viên của Tử Hạ cũng mang hiệp ước trở về để Lưu Thiên Đạo ký tên. Bởi vì nội dung hiệp ước của Đại Tống gần như là không sửa, vì thế Triệu Thự đương nhiên là đồng ý ký tên. Về phần Lưu Thiên Đạo khi nhìn thấy điều khoản bồi thường năm mươi triệu quan cho Đại Tống, ngoài ra còn cắt cảng Thâm Thuỷ thì y tức giận đến mức mạch máu trên trán nhảy loạn. Cắt cảng Trầm Thuỷ thì cũng thôi đi, đơn giản là Lan Lăng thiếu đi một cái cảng và tài nguyên. Nhưng khoản bồi thường cao cắt cổ năm mươi triệu quan thật sự là ức hiếp người quá đáng. Tuy rằng hiệp ước đã nói rất rõ ràng, không cần bọn họ trả năm mươi triệu quan ngay lập tức, nhưng cứ nghĩ đến Lan Lăng bọn họ năm năm tháng tháng đều phải trả một khoản tiền lớn như vậy, lòng của y giống như đang rỉ máu vậy. Cho dù là rất không tình nguyện, nhưng Lưu Thiên Đạo lại không có cách nào cự tuyệt, thứ nhất là đặc phái viên y phái đi đã ký tên vào hiệp ước. Ngoài ra Tử Hạ bọn họ đang nằm ở thế yếu, căn bản không thể cò kè mặc cả, cho nên dù điều kiện có quá đáng như thế nào thì bọn họ cũng chỉ có thể bóp mũi mà chấp nhận. Cũng chính bởi vì vậy, cho nên cuối cùng Lưu Thiên Đạo cũng đành phải lựa chọn ký tên vào hiệp ước. Nhưng y không có ý định thành thật tuân thủ hiệp ước. Theo y thấy thì chờ tới lúc mình khôi phục thực lực là có thể đoạt lại cảng Trầm Thủy. Còn tiền thì chắc chắn sẽ không nộp nữa, thậm chí là cướp lại từ tay Đại 'Tống. Dù sao trên thế giới này vốn là dựa vào thực lực nói chuyện, y không tin Đại Tống sẽ luôn duy trì trọng binh ở phía nam, chỉ cần quân đội Đại Tống rút lui thì y có thể làm được rất nhiều việc. Đáng tiếc tuy rằng Lưu Thiên Đạo tính toán rất tốt, nhưng Đại Tống đã quá hiểu bản tính của y. Ngay sau khi hiệp ước được ký kết thì Lưu Thiên Đạo lập tức yêu cầu quân đội Đại Tống rút khỏi phủ Hạ Vũ. Đối với yêu cầu này của Lưu Thiên Đạo, Đại Tống yêu cầu Lưu Thiên Đạo thực hiện nội dung trong hiệp ước trước. Đầu tiên phải trả năm trăm ngàn quan, ngoài ra còn phải giao cảng Trầm Thuỷ cho Đại Tống, cùng với cấm sự xuất hiện của quân đội và quan viên Tử Hạ trong phạm vi ba mươi dặm từ cảng Trầm Thuỷ. Dân chúng bình thường thì có thể lui tới tự do, nhưng trong phạm vi cảng Trầm Thuỷ thì phải chịu sự quản lý của pháp luật Đại Tống. Lưu Thiên Đạo vội vã muốn trở về phủ Hạ Vũ, dùng việc này để chứng minh y đã đạt thành hiệp ước nghị hòa với Đại Tống, từ đó xác lập lại uy tín của quốc vương. Phải biết rằng Tử Hạ vốn là nước phụ thuộc của Đại Tống, quốc vương y nhất định phải được Đại Tống tán thành, nếu không sẽ không đủ uy tín, lại thêm vào các trận thua liên tiếp lúc trước với Đại Tống. Vì thế sớm lấy lại phủ Hạ Vũ thì y sẽ nắm giữ thực lực của Tử Hạ một lần nữa, đây cũng là lý do Lưu Thiên Đạo không thể đợi được nữa. Đại Tống là dao thớt, Tử Hạ chính là thịt cá trên thớt, căn bản không chấp nhận Lưu Thiên Đạo có bất kỳ phản kháng gì, cho nên cuối cùng y chỉ có thể giao cảng Trầm Thủy cho Đại Tống. Đối với chuyện này phu thê Đức Ninh công chúa cũng đã sớm chuẩn bị kỹ càng, sau khi quan viên và quân đội Tử Hạ rời khỏi thì quan viên Đại Tống và thủy quân lập tức tiến vào chiếm giữ cảng Trầm Thủy, điều này cũng cho thấy cảng Trầm Thủy chính thức đổi chủ. Trải qua một tháng tàn khốc cướp đoạt, vô số người giàu Tử Hạ vì vậy mà cửa nát nhà tan, cuối cùng khiến Lưu Thiên Đạo gom đủ năm trăm ngàn quan. Sau đó dùng tốc độ nhanh nhất đưa đến trong tay của quân Tống ở phủ Hạ Vũ. Sau khi Lư Doãn và Dương Hoài Ngọc kiểm kê đầy đủ thì lập tức vô cùng sảng khoái chuẩn bị lui binh. Lại nói tiếp đám người Lư Doãn cũng đã sớm không muốn ở nơi quỷ quái này nữa. Thời tiết chẳng những nóng muốn chết, mà còn thường xuyên có mưa, làm cho xung quanh đều ướt sũng. Có đôi khi suốt một ngày toàn thân không có chỗ nào là khô ráo, hoặc là mồ hôi hoặc là mưa, bọn họ lo lắng nếu cứ ở nơi này thì chỉ sợ toàn thân bọn họ sẽ mốc meo hết. Sau khi trải qua mấy ngày chuẩn bị, đại quân của Lư Doãn rốt cục bắt đầu chậm rãi rút lui khỏi phủ Hạ Vũ. Nhưng tuy rằng bọn họ vội vã rời khỏi, nhưng Lư Doãn lại hết sức cẩn thận, khi rút quân luôn chú ý đến tình huống của người Tử Hạ, tránh cho bị quân địch đánh lén. Phải biết rằng trường hợp này trong lịch sử cũng xảy ra không ít, vì thế gã thà rằng chuẩn bị nhiều một chút, còn hơn là bởi vì quá chủ quan mà khiến cho thanh danh cả đời của gã bị tổn hại. Trên thực tế Lư Doãn cẩn thận cũng là vô cùng cần thiết, bởi vì Lưu Trọng Cát đề nghị Lưu Thiên Đạo thường xuyên quan sát tình hình quân Tống lui binh. Nếu quân Tống lui binh mà không có chuẩn bị gì thì nói không chừng Lưu Trọng Cát thật sự sẽ cắn ngược lại một cái. Chỉ cần có thể thành công tiêu diệt đại quân của Lư Doãn thì những thứ bị mất trước đó sẽ được đoạt lại. Đáng tiếc khi Lưu Trọng Cát tận mắt thấy quân Tống lui binh “vội mà không loạn” thì thở dài một tiếng, xem ra ông trời đã lấy mất luôn cơ hội cuối cùng để chuyển bại thành thắng của Tử Hạ TÔI.