Tru Tiên

Chương 1: Thanh Vân

30-08-2024


Trước Sau

Đề Tựa"Tru Tiên" là tiểu thuyết giả tưởng thần tiên kiếm hiệp do ngòi bút sắc bén mới nổi là Tiêu Đỉnh trứ tác.
Từ khi xuất hiện vào năm 2003, "Tru Tiên" đã gây một làn sóng lớn trong văn học Trung Quốc, cùng với "Phiêu Diểu Chi Lữ", "Tiểu Binh Truyền Kỳ" tề danh "Tam đại kỳ thư Internet", thậm chí được xếp vào hàng những tác phẩm kinh điển, sánh ngang với các tiểu thuyết của Kim Dung, Cổ Long, và Hoàn Châu Lâu Chủ.
Trong một siêu thị sách ở Thiên Tân, một nữ sinh trung học đã chỉ vào cuốn "Tru Tiên" mà nói với bạn: "Đời này tớ sống vì Tru Tiên".
Từ đó có thể thấy được phần nào sức hấp dẫn của bộ tiểu thuyết này.
Trong tiểu thuyết giả tưởng "Tru Tiên", Tiêu Đỉnh đã sử dụng bút pháp tiểu thuyết võ hiệp truyền thống để dẫn dắt câu chuyện, đưa nội dung chính là tình cảm lồng vào trong một thế giới quỷ ma.
Giữa máu đỏ và chiến tranh, tình yêu trong sáng tươi đẹp mỗi lần xuất hiện đều đem theo vầng hào quang rọi sáng cả bầu trời.
Thế gian ngày nay, chính đạo đang mạnh, tà ma tránh lui.
Vùng đất trung nguyên sơn linh thủy tú, nhân khí cường thịnh, sản vật phong phú, là nơi chiếm cứ bền vững của các chính phái, trong đó đặc biệt có ba phái lớn đứng đầu, là Thanh Vân Môn, Thiên Âm Tự và Phần Hương Cốc.
Câu chuyện này, bắt đầu từ "Thanh Vân Môn".
Trương Tiểu Phàm, nhân vật chính, là một thiếu niên bình thường, nhưng vận mệnh đã cợt đùa với hắn không chỉ một lần...
Ý nghĩa duy nhất giúp hắn tồn tại là tình yêu, tình yêu là tấm phao cứu mệnh, là tín ngưỡng và tôn giáo duy nhất của đời hắn.
Qua sự vật vã của Trương Tiểu Phàm, mới thấy sự trưởng thành của một người đàn ông gian nan biết bao.
"Tru Tiên" thực chất là một bộ tiểu thuyết nói về sự trưởng thành, nói về tình cảm.
Soi vào số phận Trương Tiểu Phàm, ta tìm thấy phần nào đó số phận riêng ta...
Lời tựa được Alex viết tặng ...
Thời gian: không rõ, có lẽ là rất rất xa xưa trước kia.
Địa điểm: Thần Châu hạo thổ.
(1)Từ thời thái cổ, nhân loại đối với thế giới quanh mình, thảy những sự kỳ dị, chớp loè sấm động, gió dữ mưa to, thiên tai nhân hoạ, thương vong vô số, lũ lụt khắp nơi, tuyệt không phải những sự sức con người có thể làm được, có thể chống cự được.
Bèn cho rằng trên chín tầng trời có chư vị thần linh, dưới chín tầng đất có dồn đống âm hồn, diêm la điện phủ.
Vì vậy truyền thuyết thần tiên lưu lại hậu thế.
Chẳng biết bao nhiêu con dân loài người, thành tâm khấu đầu, cứ hướng về những thần minh do trí óc mình tưởng tượng ra mà lễ lạt cúng bái, cầu phúc tố khổ, hương khói rất thịnh.
Từ xưa tới nay, người thường chẳng ai là không chết.
Nhưng thế nhân đều ham sống sợ chết, mỗi khi nói đến địa phủ diêm la, thì thường thêm thắt bao điều ghê sợ, rồi nảy ra cái thuyết trường sinh bất tử.
So với những giống loài sinh linh khác, con người thể chất kém, nhưng lại là linh trưởng của vạn vật, đó tuyệt không phải là lời nói giả.
Với động lực săn đuổi sự trường sinh, hết đời này sang đời khác, những kẻ thông minh chí sỹ, người trước nằm xuống người sau đứng lên, đổ hết tinh lực suốt kiếp, vẫn cặm cụi đi tìm.
.
Cho mãi đến nay, tuy vẫn chưa tìm thấy sự trường sinh bất tử, nhưng có một số nhà tu chân luyện đạo đã nhìn thấu được thiên địa tạo hoá, lấy thân phận của người phàm để điều khiển những thế lực bất trắc, nhờ sức các loại bảo bối thần bí, dụng cụ làm phép, có thể khiến lung lay cả trời đất với uy lực sấm sét.
Nhiều vị tiền bối đắc đạo cao thâm, truyền thuyết kể họ đã sống lâu hàng ngàn năm không chết.
Người đời cho rằng vậy là đắc đạo thành tiên, nên càng ngày càng có thêm nhiều người lao vào con đường tu chân luyện đạo.
Thần Châu hạo thổ rộng lớn khôn cùng.
Duy chỉ có vùng đất Trung Nguyên là phì nhiêu phong mỹ nhất, tám đến chín phần mười dân cư trong thiên hạ đều sống tụ lại đây.
Những vùng hoang địa ở Đông Nam Tây Bắc, núi cheo leo sông hung dữ, nhiều mãnh thú ác điểu, nhiều hư trướng độc vật, cũng nhiều loài man di mọi rợ, ăn lông ở lỗ, hiếm thấy dấu vết con người.
Tương truyền trong nhân gian từ xưa, có những di chủng hồng hoang sót lại trên nhân thế, nấp trong thâm sơn mật cốc, thọ đến vạn năm, nhưng chưa có ai nhìn thấy.
Cho đến ngày nay, những người tu chân luyện đạo trong nhân gian, phần lớn đều như cá diếc qua sông, nhiều không đếm xuể.
Thần Châu hạo thổ rộng lớn, kỳ nhân dị sỹ đông đúc, cách thức tu chân luyện đạo cũng vô số, chẳng hề giống nhau.
Chưa tìm ra cách nào để trường sinh, nhân gian đã hình thành các môn các phái, có chính có tà.
Từ đó nổi lên những quan điểm riêng, rồi đấu đá lẫn nhau đến nỗi tranh phạt giết chóc diễn ra vô số kể.
Khi sự trường sinh bất tử xem ra xa xôi quá không nắm bắt nổi, thì những sức mạnh có được nhờ tu luyện dần trở thành mục tiêu của rất nhiều người.
Thế gian ngày nay, chính đạo đang thịnh, tà ma tránh lui.
Vùng đất trung nguyên sơn linh thủy tú, nhân khí cường thịnh, sản vật phong phú, là nơi chiếm cứ bền vững của các chính phái, trong đó đặc biệt có ba phái lớn đứng đầu, là Thanh Vân Môn, Thiên Âm Tự và Phần Hương CốcCâu chuyện này, bắt đầu từ "Thanh Vân Môn".
Chú thích1.
Thần Châu hạo thổ: Thần Châu là mỹ danh cũ chỉ Trung Quốc, hạo thổ chỉ mảnh đất rộng lớn mênh mông Thanh Vân Dãy núi Thanh Vân nguy nga sừng sững, hùng cứTrung Nguyên, phía bắc núi có một dòng sông lớn tên gọi Hồng Xuyên, phía nam là trấn quan trọng "Hà Dương Thành", chẹn lấy chỗ hiểm yếu củathiên hạ, vị trí địa lý hết sức trọng yếu.
Núi Thanh Vân kéo dài liên tục trăm dặm, nhấp nhô trùng điệp, có bảy ngọn cao nhất, vươn ngập trong mây, ngày thường chỉ thấy mây trắng vờn quanh sườn núi, khôngnhìn được đỉnh ngọn.
Núi Thanh Vân có rừng rậm rạp, có thác đổ, vách núi dị kỳ, chim quý thú lạ rất nhiều, cảnh quan âm u hiểm trở, nổi tiếngtrong thiên hạ.
Nhưng còn nổi tiếng hơn, lại là một môn phái tu chân trên núi này -- Thanh Vân Môn.
Thanh Vân Môn có lịch sử rất lâu đời, từ khi sáng lập đến giờ đã hai ngàn năm có lẻ, đứng đầu trong hai phái chính tà hiện nay.
Nghe nói tổ sư khai phái vốn là một thầy tướng trong giang hồ, nửa đời thấtvọng, buồn bực bất đắc chí.
Năm 49 tuổi, ngao du khắp nơi, trên đường đi qua núi Thanh Vân, vừa nhìn đã nhận ra nơi đây có vẻ thiêng liêng kỳtú, tụ được linh khí của trời đất, là một nơi tốt đẹp vào bậc nhất.
Lậptức đăng sơn, ăn gió nằm sương, tu chân luyện đạo, chưa được bao lâu,lại tìm đuợc một quyển sách cổ không tựa đề trong một hang sâu bí mật,trên đó ghi chép những thuật pháp môn kỳ ảo, thâm thuý cao xa, mà lạidiệu dụng vô cùng, uy lực cực lớn.
Thầy tướng nọ được mối kỳ ngộ này, dốc lòng tu tập.
Thấm thoắt hai mươi năm, có chút tựu thành, bènxuất núi.
Trải qua mấy trận mưa gió giang hồ, tuy không thể độc bá thiên hạ, nhưng cũng trở thành người hùng một phương.
Bèn ở trên núi ThanhVân, khai tông lập phái, đặt tên "Thanh Vân".
Vì nội dung trong quyểnsách không có tựa đề kia rất gần với đạo gia, nên ông ta bèn phục trangđạo nhân, tự xưng hiệu Thanh Vân Tử, đệ tử đời sau tôn xưng là Thanh Vân Chân Nhân.
Thanh Vân Tử thọ 167 tuổi, sinh thời thu nạp mười đệ tử, lúc lâm chung có dặn rằng: "Ta nửa đời đã học đến tận cùng về tướng thuật, tinh yếu nhất chính là tướng phong thủy.
Núi Thanh Vân này làlinh địa hiếm có trong nhân gian, phái Thanh Vân ta giữ ngọn núi này, về sau nhất định sẽ hưng thịnh, các ngươi quyết không thể bỏ được.
Nhớlấy, nhớ lấy!" Lúc ấy mười đệ tử đều gật đầu, tin tưởng chắcchắn rồi, Thanh Vân Tử mới nhắm mắt tắt nghỉ.
Không ngờ trong vòng mộttrăm năm sau đó, chẳng biết là có phải ý trời ghẹo người, hoặc căn bảnlà Thanh Vân Tử tướng thuật không tinh, Thanh Vân Môn không chỉ khôngphát triển, mà mỗi ngày một suy vi.
Trong mười đệ tử, có haingười chết sớm, bốn người bỏ mạng trong những cuộc huyết sát giang hồ,một người tàn phế, một người mất tích, chỉ truyền lại hai chi phái.
Trải qua năm mươi năm, trong vòng một trăm dặm quanh núi Thanh Sơn đã xảy ra những thiên tai địa chấn chưa từng có, ngập lụt khủng khiếp, đất rungnúi chuyển, tử thương vô số, lại dứt tuyệt đi một chi phái.
Mà còn lạimỗi một người, nhưng tư chất có hạn, bản lĩnh thấp kém, vốn chẳng thểkhôi phục được phong quang năm xưa của Thanh Vân Tử, lại còn vì duyên cớ quyển sách cổ kia, kích động kẻ thù bên ngoài đến tranh đoạt, mấy phenhuyết chiến, nếu không phải là nhờ mấy pháp bảo lợi hại mà Thanh Vân Tửđể lại, thì e rằng Thanh Vân Môn đã bị người ta diệt tận rồi.
Tình cảnh này kéo dài đúng bốn trăm năm, Thanh Vân Môn không hề khởi sắc,hầu như có thể dùng từ "ngắc ngoải" để hình dung.
Đến phút cuối, thậmchí còn bị người bắt nạt đến tận cửa nhà, trong bảy ngọn núi cao củaThanh Vân, ngoài ngọn chính Thông Thiên Phong, sáu ngọn còn lại đều bịngoại địch chiếm hết, trong đám ngoại địch đó còn có cường đạo hãn phỉ,lấy làm cứ điểm, cướp bóc bốn phương, hoành hành ngang ngược.
Những người không rõ nội tình phần lớn đều hiểu nhầm, cho rằng Thanh Vân Mônđã sa sút mất rồi, mặc dù đệ tử Thanh Vân giải thích rất nhiều, rằngcũng có lòng giết địch, hiềm nỗi lực bất tòng tâm, thật đáng thương.
Đến nay nghĩ lại, lúc ấy quả thực là quãng thời gian cay đắng nhất của cảphái Thanh Vân.
Mãi cho đến thời điểm một nghìn ba trăm năm trước, tình hình mới có thay đổi.
Có lẽ là tướng thuật của Thanh Vân Tử rốt cục cũng hiển linh, hoặc là trời già mệt rồi, không muốn trêu cợt Thanh Vân Môn nữa, đến lúc ấy, trongđám truyền nhân đời thứ mười một của Thanh Vân Môn, lại xuất hiện mộtnhân vật tuyệt luân, kinh thế hãi tục đứng lên dẫn dắt - Thanh Diệp ĐạoNhân.
Thanh Diệp tục gia họ Diệp, vốn là một thư sinh nghèo khổ, thiên tư đĩnh ngộ hơn người, nhưng ứng thí rất nhiều lần mà khôngtrúng, sau này cơ duyên xảo hợp, được Vô Phương Tử chưởng môn đời thứmười của Thanh Vân Môn thu làm đệ tử, lúc ấy tuổi mới 22.
Saukhi Thanh Diệp nhập môn, chỉ qua một năm đã lĩnh hội quán thông hết thảy những kiếm thuật pháp đạo do Vô Phương Tử truyền cho, độc chiếm hàngđầu trong đám đệ tử.
Lại qua một năm, đến Vô Phương Tử cũng chỉ có thểdựa vào sự tu hành thâm hậu mới cố gắng đánh được ngang tay với y.
VôPhương Tử vừa ngạc nhiên vừa vui mừng, quyết định lấy quyển sách cổ màtổ sư truyền lại đem cho Thanh Diệp tự tham tường tu tập.
Thanh Diệp bèn bế quan ở Huyễn Nguyệt Động đằng sau ngọn Thông Thiên Phong, lần bếquan này kéo dài mười ba năm.
Nghe nói lúc y phá cửa thoát ra,là vào một đêm trăng tròn.
Đêm ấy trăng lạnh treo cao, cả ngọn ThôngThiên Phong núi Thanh Vân sáng rực như ban ngày.
Thốt nhiên cuồng phongập tới, đằng sau núi lại có tiếng hú ngân dài, vang động đến trăm dặm,ai nghe thấy không khỏi biến sắc.
Sau, có ánh sáng tốt lành tím nhạtdâng lên ngập trời, một tiếng động cực lớn, Huyễn Nguyệt Động phủ rộngrãi sáng tỏ, Thanh Diệp râu tóc bạc hết, mặt điểm nụ cười, thân mình cóthanh quang, chậm rãi bước ra, mọi người kinh ngạc, tưởng đã thành tiên.
Sau đó, Thanh Diệp chính thức xuất gia, lấy họ Diệp của mình, thêm vào chữ Thanh trong Thanh Vân, lấy tên là Thanh Diệp.
Ngày hôm đó y cười bái biệt ân sư Vô Phương Tử, nói: "Sư tôn xin hãy đợi, đệ tử đi làm mấy việc, một ngày là sẽ quay về.
" Mọi người không rõ ý tứ, một ngày đêm sau Thanh Diệp chống kiếm quay về,ngoại địch ở sáu ngọn của Thanh Vân đã bị mai phục chém sạch.
Thanh Diệp Đạo Nhân đạo pháp thâm sâu, thủ đoạn tàn độc, một thời gian đã danhđộng thiên hạ, thanh thế của Thanh Vân Môn đại thịnh.
Lại quamột năm, Vô Phương Tử đem chức vị chưởng môn truyền cho Thanh Diệp, cònmình thì chay tịnh thanh tu, không lý đến những chuyện lặt vặt trong môn nữa.
Thanh Diệp chấp chưởng rồi, dốc sức vì môn phái, hết lòng trợ giúp đồng môn, nghiêm khắc tuyển chọn truyền nhân, lại nhờ những điều đãlĩnh hội được từ quyển sách cổ, có được cái uy quỷ thần vô lượng.
Thanh Vân Môn từ đó ngày một tăng tiến, trong vòng 50 năm, đã trở thành trụcột trong chính đạo, thêm hai trăm năm sau, đã trở lành lãnh tụ của cácmôn các phái chính đạo.
Thanh Diệp Chân Nhân thọ đến 550 tuổi,cả đời thu nạp đồ đệ rất nghiêm khắc, chỉ truyền thụ cho có bảy người,chia bảy ngọn núi cho họ, lệnh cho thất chi phái cùng nhau truyền hươnghoả.
Trong đó trưởng môn ngụ ở ngọn chính Thông Thiên Phong, là chi phái trọng tâm.
Cho đến nay, đệ tử của Thanh Vân Môn đã gần mộtnghìn người, cao thủ như mây, thanh uy hiển hách, cùng với Thiên Âm Tự,Phần Hương Cốc tề danh tam đại môn phái.
Chưởng môn Đạo Huyền Chân Nhân, công tham tạo hoá, siêu phàm nhập thánh, là một nhân vật tuyệt thế bậcnhất đương thời.
Dưới chân núi Thanh Vân, ở phía Tây Bắc cách Hà Dương Thành chừng 50 dặm, có một thôn nhỏ tên là Thảo Miếu.
Thôn này có hơn bốn mươi hộ dân, tính tình thuần phác, dân cư phần lớn sinhsống bằng cách lên núi đánh củi bán cho Thanh Vân Môn đổi lấy ngânlượng.
Ngày thường thôn dân thường thấy đệ tử Thanh Vân Môn đitới đi lui, phần nhiều thần kỳ, đối với Thanh Vân Môn rất là sùng bái,coi như tiên gia đắc đạo.
Mà Thanh Vân Môn từ xưa đến nay thường chiếucố dân chúng quanh vùng, với thôn dân ở đây cư xử cũng không tệ.
Hôm ấy, trời âm u, mây đen trĩu thấp, khiến người ta có cảm giác nặng nề nghẹn thở.
Từ thôn Thảo Miếu nhìn ra, núi Thanh Vân sừng sững xuyên thẳng lên trời,ngọn cao vách cheo leo, âm thầm dữ tợn.
Chỉ có điều, thôn dân đời đời ởđây, cảnh tượng ấy đã nhìn quen không biết bao nhiêu lần, nên cũng không để ý, còn bọn trẻ nhỏ chưa biết gì thì càng không phải nói.
** * "Xú tiểu tử, mi chạy đi đâu đó?" Một tiếng la mắng, kèm theo là mấy hồi cười cợt, phát ra từ miệng một đứatrẻ lơn lớn.
Nó lối 12, 13 tuổi, mi thanh mục túc, dẫn theo chừng bốn,năm đứa bé con cả trai cả gái, đuổi theo một thằng nhỏ khác chạy phíatrước.
Thằng nhỏ ấy nom bé hơn nó chừng hai tuổi, người thâm thấp, mặtmũi hớn ha hớn hở, đang dốc sức chạy đi, vừa chạy vừa ngoảnh đầu lạinhăn mặt trêu.
"Trương Tiểu Phàm, mi muốn tốt thì đứng lại!" đứa trẻ chạy theo cao giọng gọi.
Thằng nhỏ chạy trước, tên gọi Trương Tiểu Phàm "xì" một tiếng, vừa chạy vừakêu: "Mi làm như ta là đồ ngốc vậy!" Nói đoạn lại còn chạy nhanh hơn.
Trên đường đuổi bắt, mấy đứa trẻ càng lúc càng chạy gần đến toà miếu cỏ vừacũ vừa nát ở phía đông thôn.
Từ ngoài nhìn vào, toà miếu cỏ này rách nát không thể chịu được, chẳng biết là đã trải qua gió mưa mấy kiếp.
Trương Tiểu Phàm chạy đầu tiên xông tọt vào, ai ngờ không chú ý, lại vấp phải ván cửa, tòm một cái, ngã lộn nhào.
Mấy đứa trẻ đằng sau mừng rỡ, nhao nhao lao lại, đè lên mình thằng nhỏ, đứa bé mi thanh mục tú kia vẻ mặt đắc ý, cười bảo: "Bị ta bắt được rồi! Lần này mi chẳng có gì để nói nữa, phải không nào?" Ai ngờ Trương Tiểu Phàm đảo mắt kỳ dị, nói: "Không tính không tính, mi ám toán ta, tính làm sao được?" Đứa trẻ kia ngạc nhiên, lạ lùng bảo: "Ta ám toán mi lúc nào?" Trương Tiểu Phàm đáp: "Giỏi lắm Lâm Kinh Vũ, mi dám nói cái ván cửa này không phải là mi đặt ở đây ư?" Đứa trẻ tên gọi Lâm Kinh Vũ kia hét to: "Đời nào có chuyện ấy!" Trương Tiểu Phàm chúm miệng, nghiêng đầu, có vẻ nhất định không đầu hàng, không khuất phục.
Lâm Kinh Vũ tức khí bốc lên đầu, một tay chẹn lấy cổ nó, giận dữ bảo: "Nóirồi bắt được là phải nhận thua, mi phục hay không phục?" Trương Tiểu Phàm chẳng hề lý đến.
Lâm Kinh Vũ sắc mặt đỏ bừng, vận sức vào tay, hét lớn: "Phục hay không phục?" Khí quản của Trương Tiểu Phàm bị nó bóp chặt, hô hấp dần dần khó khăn, sắcmặt bắt đầu bầm lên, nhưng nó tuổi tuy nhỏ, tính khí lại rất quật cường, cứng cỏi không hề kêu một tiếng.
Lâm Kinh Vũ thì càng lúc cànggiận, lực ở tay càng lúc càng lớn, miệng thì cứ lặp đi lặp lại: "Phụchay không phục? Phục hay không phục? Phục hay không phục?!" Lúcấy bọn trẻ kia thấy cũng không đúng, bèn lặng lẽ co rúm lại với nhau,chỉ còn trơ hai đứa bé non dại, vì tranh cãi, rồi do cái tính quá khíchcủa đôi bên, đều cứ gan lì mãi.
Có vẻ một trường đại hoạ sắp xảy ra, thốt nghe góc sâu trong miếu cỏ niệm phật hiệu, rồi có người nói:"A di đà phật, mau mau dừng tay.
" Một nắm tay khô xác, xé qualàn không lao đến, thò ra hai ngón, búng vào hai tay Lâm Kinh Vũ.
LâmKinh Vũ như bị giật, toàn thân chấn động, hai tay tự nhiên lỏng ra.
Trương Tiểu Phàm há miệng nghẹn ngào, rõ là bị bí thở lâu quá.
Hai đứa nó đờra tại chỗ, định thần lại được, nhớ ra tình cảnh vừa rồi, liền nhìnnhau.
Lâm Kinh Vũ đờ đẫn bảo: "Tiểu Phàm, xin lỗi nhe.
Ta cũng không biết làm sao mà...
" Trương Tiểu Phàm lắc lắc đầu, hơi thở dần dần điều hoà, nói: "Không sao.
Ồ, lão là ai?" Bọn trẻ nhìn theo ánh mắt nó, thì thấy trong miếu, có một hoà thượng giàđứng đó, trên mặt nếp nhăn chi chít, khoác một tấm cà sa rách mướp, cảngười từ trên xuống dưới bẩn thỉu nhem nhuốc.
Chỉ có chuỗi tràng hạtbích ngọc đang cầm trong tay là óng ánh loá mắt, chiếu ra những tia sáng xanh nhạt.
Điều kỳ lạ là, trong chuỗi tràng hạt bích ngọc mườimấy viên chằn chặn, chiếu sáng lấp lánh thì lại lẫn vào một viên đáchẳng ra đá ngọc chẳng ra ngọc, màu tím sẫm, ảm đạm vô quang.

Trước Sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!