Hoàng Đại Tiên có miếu và chồn vàng bình thường cũng khác nhau, có thể hưởng được nhang khói của nhân gian, hơn nữa cũng không cần lo bị tiên nhân nóng tính nào đó đi ngang chém cho một kiếm. Không có người tu hành nào đi hủy hoại miếu thờ ở dân gian, phá hủy tín ngưỡng của dân chúng cả. Trừ khi Hoàng Đại Tiên đó bị ngu, không thèm hương khói, đi làm những chuyện thương thiên hại lý gì đó. Đoàn người Lý Dục Thần băng qua ngõ nhỏ, đi mấy vòng mới tới được ngôi miếu Hoàng Đại Tiên kia. Miếu thì đúng là có miếu thật nhưng mà nó quá nhỏ, còn không to bằng một căn phòng kề trong nhà họ Lý. Xem ra ở thủ đô tấc đất tấc vàng này, Hoàng Đại Tiên cũng không thể ở một căn nhà quá lớn. Vào trong miếu, chỉ có một mảnh sân nhỏ, trong sân có lư hương to, bên trong cũng có cắm nhang, sương khói lượn lờ. Bên trong nữa chính là thần điện thờ Hoàng Đại Tiên. Tượng thần tất nhiên là hình người, cầm phất trân trong tay, râu dài bay bay, hướng mắt đang nhìn xuống chỗ người quỳ lạy. Nếu có người quỳ lạy ở đó, thì ngẩng đầu lên sẽ thấy gương mặt hiền từ với đôi mắt tối đen đó, như thể bên trong đó có linh hồn. Lý Dục Thần dùng thần thức đảo qua, yêu khí đang trốn dưới tượng thần, chắc là chồn vàng đang trốn trong lòng đất dưới chân tượng thần. Cửa đại điện có một cái bàn, đăng sau bàn có một người trông như nữ đạo sĩ đang ngáp ngắn ngáp dài, thấy có người vào mới ngồi thẳng dậy. “Các vị, đến xin sâm sao? Linh lắm đấy”, đạo cô không chờ họ lên tiếng hỏi đã lên tiếng, mèo khen mèo dài đuôi. Trên bàn là một ống sâm, bên cạnh là tấm biển, trên đó viết: Xin sâm 10 đồng, giải sâm 30 đồng. Giá cả cũng phải chăng, cũng thích hợp với nhu cầu của người dân bình thường. Xem ra, Hoàng Đại Tiên này cũng không phô trương gì. Lý Dục Thần cười đi tới, cầm ống sâm. Sư phụ Vinh và ông chủ Vương vốn không thèm ngó. tới cũng tròn mắt, tò mò nhìn anh. Lý Dục Thần đi tới trước tượng thần, đứng trước tượng Hoàng Đại Tiên, bắt đầu lắc ống sâm. Cùng với tiếng vang ào ào, một quẻ sâm từ trong ống rơi xuống đất. Lý Dục Thần cúi xuống nhặt lên, nhìn thoáng qua, xoay người đưa cho đạo cô biết về sâm. Đạo cô nhận lấy, nhỏ giọng đọc:“Đứa trẻ mồ côi phía nam vạn dặm tìm về, lá thu bay bay khắp sân. Ai cho mượn thêm một cơn gió... Bỗng nhiên “ð” lên một tiếng, giật mình nói: “Cái này, tại sao câu cuối lại không còn nữa?”Chuyện là, trên quẻ sân đó có bốn câu thơ, mà quẻ sân của Lý Dục Thần cầu được chỉ còn ba câu, câu cuối đã biến thành một khoảng trắng. Đây không phải là do Lý Dục Thần cố tình, mà là Hoàng Đại Tiên kia đang tác oai tác quái. Lý Dục Thần xin sâm thì chẳng dùng tới thân thông gì, chỉ như một người bình thường, dùng lực tay để lắc. ống sâm, để quẻ sâm của chính mình rơi ra. Một nơi xin sâm linh nghiệm như thế này, đều có đạo lý riêng của nó. Chẳng hạn như miếu Hoàng Đại Tiên này, người thường xin sâm thì Hoàng Đại Tiên có thể dùng đạo. hạnh tu hành của mình để quan sát mệnh số cùng với tinh thần và mặt mũi của người xin sâm, cũng căn cứ theo đó để cho một quẻ sâm thích hợp. Thế nên, trên thực tế quẻ sâm không tự rơi ra, mà là Hoàng Đại Tiên ban cho. Xin sâm cần một chữ “cầu”, cũng từ đó mà ra. Đó cũng là lý do tại sao miếu nhỏ ở dân gian thường linh nghiệm hơn những nơi thờ cúng Phật Tổ Tam Thanh. Phật Tổ Tam Thanh đâu có rảnh để tới cho bạn quẻ sâm. Lý Dục Thần chỉ muốn xem coi Hoàng Đại Tiên này. rốt cuộc có pháp lực tới đâu, có thể cho anh quẻ sâm † thế nào. Cũng không rõ là do nó thấy câu cuối không mấy thích hợp với mệnh số của Lý Dục Thần, hay là không thể nhìn thấy số mệnh của anh, nên dứt khoát xóa đi, chỉ nói đoạn đầu, không nói đến tương lai. Đạo cô hết sức khó hiểu, liếc mắt nhìn Lý Dục Thần một cái, nói: “Thí chủ, anh chưa đủ thành tâm rồi, xin lại một lần nữa đi”. Lý Dục Thần nói: “Xin sâm thì làm gì có chuyện xin lại, quẻ này, giải giúp tôi đi”.