Phiêu Miểu – Cầm đènTác giả: Bạch Cơ QuánDịch: Quá khứ chậm rãiQuyển 1: Hương Phản HồnChương 1: Trường An"Vị hậu sinh này, mau dậy đi, đã đến Trường An rồi!" Tiếng ồn ào đánh thức Nguyên Diệu khỏi giấc ngủ say trên đống cỏ xanh. Hắn bàng hoàng mở mắt, đột nhiên thấy một gương mặt tóc hạc da gà, răng hô môi hở đến sát mặt mình. "Á á, yêu quái?!" Nguyên Diệu hốt hoảng, vội chui vào trong đống cỏ xanh, nức nở lên tiếng: "Yêu quái đại nhân, xin đừng ăn tiểu nhân! Tiểu nhân gầy lắm, ăn không ngon... "Ông lão đánh xe không vui: "Giữa ban ngày ban mặt, làm gì có yêu quái?! Lão hủ đến Trường An để bán cỏ, hậu sinh ngươi nửa đường đi nhờ xe của lão, còn chưa nói cảm ơn một tiếng, vừa lên xe thì ngủ vùi, lúc dậy lại ồn ào nói có yêu quái này nọ! Đến cổng thành rồi, xuống đi!"Nghe thế, Nguyên Diệu từ trong cỏ đứng dậy, xe ngựa vừa dừng ở trên đường phố nhộn nhịp, cách đó không xa hơn hai trăm mét, Cổng Khải Hạ hùng vĩ hiện lên trước mắt. Đây là cửa nam phía bên phải thành Trường An, ngày xưa là trấn của vua Vũ Hậu Quang ở thời Thịnh Đường. Phía Đông là Lạc Dương, phía Tây là Trường An, cả hai đều là những tòa thành hùng cường, thịnh thế, hào nhoáng nhất nước. Nhất là Trường An, nó từng được ví như đô thị lớn nhất phương Đông thời ấy, tương đương với La Mã của Đại Tần ở phương Tây, như hai viên ngọc châu lấp lánh của hai thế giới. Các quý tộc của Đại Tần, Ba Tư, Lâu Lan, Thiên Trúc, Oa Quốc, Cao Lệ, những thương nhân, tăng lữ từ mọi miền đất nước đã gian khổ vạn dặm, hội tụ về Trường An, có người chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiệt xuất của Đại Đường, có người giao dịch những đồ báu quý hiếm, có người truyền bá tín ngưỡng và tôn giáo. Nơi con người hội tụ, không thiếu những câu chuyện buồn vui, những mối tình đầy lãng mạn, những khao khát, dục vọng dâng trào, lòng sân si và tình yêu ma quái, những khao khát và lòng thèm khát quỷ mị. Trường An, là nơi nhiều ma quỷ, bách yêu tụ hội. Nguyên Diệu nhảy xuống từ xe ngựa, vẫn không dám nhìn ông lão, thầm thở dài: "Đa tạ lão bá. "Ông lão nhếch môi, mỉm cười: "Thấy trên người ngươi toàn mùi chua, hẳn là sĩ tử đến kinh thành dự thi nhỉ?"Nguyên Diệu cúi đầu: "Tiểu sinh đúng là tới Trường An để dự thi. "Ông lão hoài nghi: "Ngươi không mang đồ đạc, không có người hầu, lại vì nghèo khó nên phải đi nhờ xe lão hủ, có lẽ cũng chẳng có chi phí gì, khoa cử bắt đầu vào tháng giêng, chỉ còn ba tháng nữa, cả năm nay chẳng lẽ ngươi phải ngủ ngoài đường ư?"Nguyên Diệu thì thầm: "Nhà nghèo, không có người hầu, khi ở Lạc Dương đã bị lừa hết. Nhưng tiểu sinh có họ hàng xa tại Trường An, lần này đến đây vừa để dự thi, vừa ở nhờ nhà người thân. "Ông lão nói: "Thế à, vậy hậu sinh nhớ bảo trọng. Thứ cho lão hủ nói thẳng, trán trên của ngươi hơi hẹp, vận mệnh mờ mịt, dễ dàng bị yêu quái lợi dụng! Nếu muốn hóa giải, trong vài ngày tới, cần phải cách xa nước!"Nguyên Diệu nhìn ông lão, ngay lập tức cúi đầu nói: "Đa tạ lão bá chỉ bảo. "Ông lão khẽ vẫy tay: "Đi đi, hậu sinh. "Nguyên Diệu bày tỏ lòng biết ơn rồi quay người về phía cổng Khải Hạ. Dọc đường, quán trà đơn sơ, khách thương quán rôm rả cười đùa. Ông lão lúc nãy nói vào bán cỏ, nhưng lại chẳng vào Trường An, quay đầu ngay tại chỗ, chở một xe cỏ xanh dọc theo con đường cũ trở về. Nghe tiếng bánh xe từ phía sau xa dần, Nguyên Diệu mới quay đầu lại, nhìn thấy bóng lưng ông lão đánh xe. Ông lão mặc bộ áo ngắn màu xám, tóc bạc búi cao, thay vì hai tai thông thường, thì mọc đôi tai thỏ dài. Ông lão bỗng nhiên quay đầu lại, nhìn Nguyên Diệu từ xa, nở nụ cười, môi hé ra để lộ hàng răng, là một gương mặt thỏ. Nguyên Diệu sợ đến nỗi vội vàng xoay người, tiếp tục đi về phía cửa thành. Xe ngựa chậm rãi đi trên dịch đạo*, khách nghỉ chân trong quán trà, người bước trên đường mặc kệ, chẳng nhận ra người cầm đống xe là một lão nhân với đầu thỏ. * Dịch đạo, còn gọi là cổ dịch đạo, là những con đường lớn nơi đặt các trạm dịch trong thời cổ đại Trung Quốc. Đây là các tuyến đường giao thông chính trên đất liền thời cổ đại, đồng thời cũng là một trong những cơ sở quân sự quan trọng. Chúng chủ yếu được sử dụng để vận chuyển lương thảo, vật tư quân dụng và truyền đạt mệnh lệnh, tin tức quân sự. Ông lão nói không sai, Nguyên Diệu thực sự vận mệnh bát tự gặp sát, số mệnh gắn liền với yêu duyên quỷ phận. Từ bé, hắn đã có thể nhìn thấy những thứ mà người khác không nhìn thấy: nữ tử khóc lóc che mặt dưới cây, khách trong quán trà mặt thú đuôi lông, yêu quái ở đầu ngõ... Nguyên Diệu nhút nhát, nhưng lại luôn gặp phải yêu ma. Sáng nay hắn đi trên đường núi, chẳng may gặp thỏ yêu mang cỏ vào Trường An buôn bán. Lúc đó mặt trời vừa lặn, hắn quyết tâm đi nhờ xe thỏ. Dọc đường đi, hắn cảnh giác đề phòng, không dám nhìn thỏ, không dám nói nhiều, cuối cùng đã đến được Trường An. Gần hoàng hôn, ngày đêm mơ hồ phân chia biên giới, một thế giới khác từ từ trở nên rõ ràng. Nguyên Diệu bước vào cổng Khải Hạ, trong lòng suy nghĩ vì sao thỏ yêu vất vả chở cỏ đến rồi mà lại không vào thành. Bỗng nghe thấy tiếng ai mới đó ngủ dậy, thì thầm: "Úc Lũy, hai trăm năm qua, con thỏ xám hàng ngày mang cỏ đến, khi hoàng hôn lại vòng qua cửa thành, quay trở về trên con đường cũ. Hắn không chán chứ ta nhìn thôi cũng thấy mệt. "Một giọng nói khác vang lên: "Thần Đồ, ta cũng thấy thế? Nhưng mà, ai lại không biết trời cao đất rộng, muốn trộm bảo vật Phiêu Miểu Các thế? Nữ nhân kia thật đáng sợ, mãi mãi không được bước vào Trường An là phạt nhẹ rồi đó. Con thỏ này không dám vào thành, nhưng lại không từ bỏ, đành phải ngày ngày ra vào trước cửa thành... Hai, yêu và con người thực ra đều có sự si chấp như nhau cả!"Thần Đồ (*) lên tiếng: "Nữ nhân kia? Phiêu Miểu Các, Bạch... "Úc Lũy (*) nhắc nhở: "Im lặng, tên nàng ta là cấm kỵ. "* Chú thích: (1) Thần Đồ Úc Lũy: Trong Sơn Hải Kinh, hai vị thần có thể trừ ác, đời sau gọi là môn thần, vóc dáng xấu xí và hung ác. Nguyên Diệu nhìn lên, phát hiện hai bức tượng quỷ hung ác nằm úp sấp trên hai cánh cửa thành, một bên trái một bên phải. Quỷ Thần Đồ kia có đôi mắt đỏ như chuông đồng, lưỡi dài như rắn độc. Má ơi! Nguyên Diệu kinh hãi đến mức tái mặt, ngã xuống đất. Bên ngoài cửa thành, binh lính phòng vệ không biết đã xảy ra chuyện gì, bèn chạy đến hỏi: "Vị thư sinh này ngồi dưới đất làm chi thế?!"Nguyên Diệu chỉ vào cửa thành, run rẩy nói: "Trên cửa thành có, có lệ quỷ!"Hai tên lính ngẩng đầu, tường đá thành vàng ố, cửa thành sơn son dày, đinh đồng màu sắc âm u, có thấy lệ quỷ gì đâu?! Họ lập tức quát mắng Nguyên Diệu: "Nơi Kinh đô trọng địa, thư sinh đừng có ăn nói bừa bãi! Cẩn trọng lời nói, đừng có nhiễu loạn lòng dân!"Nguyên Diệu ngẩng đầu lại, Thần Đồ Úc Lũy vẫn ghé vào cửa thành, thè lưỡi rắn ra, cười tà mị. Nguyên Diệu hoảng sợ, đứng dậy chạy lẹ vào thành, không dám quay đầu lại. "Tên điên!" Hai binh lính mắng một tiếng, quay về nơi phòng thủ. Thần Đồ ghé vào cửa thành bất mãn nói: "Thư sinh này thật thiếu lễ nghĩa, dám coi chúng ta là lệ quỷ. Chúng ta là thần trấn thủ quỷ môn, mặc dù vị trí hơi thấp, tướng mạo hơi xấu. "Úc Lũy mấp máy cánh mũi, cười nói: "Thư sinh này rất thú vị, trong linh hồn hắn, có mùi nước. "Nguyên Diệu từ cổng Khải Hạ tiến vào Trường An, đi qua Phường An Đức, Phường An Nghĩa, đến đường cái cổng Chu Tước rộng lớn. Đường được lát đá xanh phẳng, cực kỳ rộng, có thể đi song song tám người. Hai bên đường nhà cửa san sát nối tiếp nhau, người dân sống trong phồn hoa cường thịnh. Lúc Nguyên Diệu đi tới cổng Chu Tước thì trời đã tối, xe người qua lại cũng dần dần ít đi. Sắp đến giờ giới nghiêm. Luật lệ Đại Đường sau giới nghiêm, dân chúng không thể đi trên đường. Người vi phạm giới nghiêm sẽ bị trừng phạt theo pháp luật, nhẹ có thể bị đánh ba mươi roi, nặng thì bay đầu. Nguyên Diệu suy nghĩ, hôm nay chỉ có thể tìm một nơi để nghỉ chân, ngày mai sẽ đi tìm người thân. Hắn ngẩng đầu nhìn xung quanh, thấy ở phường Bảo Ninh có một quán trọ tên là "Cát Tường", trước cửa treo đèn lồng đỏ tỏa ra ánh sáng màu cam, rất ấm áp. Nguyên Diệu sờ vào ngọc bội song ngư đeo bên hông, rồi bước vào nhà trọ Cát Tường. Sau khi bị lừa hết hành lý và tiền bạc, hắn chỉ còn lại miếng ngọc bội song ngư này để cầm cố lấy vài quan tiền. Nguyên Diệu bước vào nhà trọ và thuê một phòng. Có người đưa cơm tối vào phòng, Nguyên Diệu bèn kéo lại hỏi: "Xin hỏi, ngươi có biết phủ đệ của Vi đại nhân - Lễ bộ Thượng thư đương triều ở đâu không?"Tiểu nhị quán trọ liếc nhìn Nguyên Diệu một cái, thấy hắn có dáng người cao ráo, mặc một chiếc áo dài Nho sinh đã hơi cũ, khí chất ôn hòa, nhã nhặn. Khuôn mặt rất bình thường, nhưng lại có đôi mắt đen sáng ngời, trong trẻo không vương chút bụi trần, tựa như bầu trời xanh. Tiểu nhị đặt đồ ăn lên bàn, hỏi: "Khách quan là hỏi húy Đức Huyền Vi đại nhân chăng?"Nguyên Diệu trả lời: "Phải vậy. "Tiểu nhị nói: "Vi đại nhân sống ở phường Sùng Nhân. Khách quan nếu đến phường Sùng Nhân, rất dễ dàng có thể hỏi thăm được. Khách quan chẳng lẽ muốn đến thăm Vi đại nhân?"Nguyên Diệu thưa: "Tiểu nhân là họ hàng xa của đại nhân, định ngày mai sẽ đến xin ở nhờ. ""Thì ra khách quan là thân thích của Vi đại nhân. " Tiểu nhị bày xong cơm nước, cúi người nói: "Khách quan xin mời dùng bữa, tiểu nhân xin phép lui ra trước. "Sau khi ăn xong bữa tối và rửa mặt sạch sẽ, Nguyên Diệu lên giường nghỉ ngơi. Hắn nằm nghiêng trên giường, nhìn ngọn đèn dầu đơn độc trên bàn, nghe tiếng gõ canh từ trên phố vọng lại, suy nghĩ ngày mai sẽ đến phủ Thượng thư thăm người thân. Dần dần, mí mắt nặng trĩu, hắn chìm vào giấc ngủ... Đang mơ màng ngủ thì bỗng nhiên Nguyên Diệu giật mình, xuống giường, ra khỏi quán trọ. Trăng tròn soi sáng, phố xá lặng lẽ. Hắn bước dọc phố thành Trường An, tiếng như tiếng nước chảy không biết từ đâu vọng tới, thu hút bước chân của hắn. Nguyên Diệu đi suốt phố, men theo tiếng nước chảy, không gặp bất kỳ ai. Tiếng nước chảy dần rõ hơn, đến một khúc quanh, t trước mắt hiện ra một con sông, một cây cầu đá và hai vầng trăng tròn. Vầng trăng dưới nước là bóng phản chiếu của trăng trên trời. Cây cầu đá vắt ngang như một dải cầu vồng, trên cầu có một thiếu nữ áo trắng đứng đó. Thiếu nữ mặc một chiếc váy lụa trắng thêu mây dưới ánh trăng, khoác một chiếc áo choàng màu tuyết. Ánh trăng khắc họa dáng người thon thả và quyến rũ của nàng. Nàng đứng bên sông, tay cầm một sợi dây thả xuống dòng nước, như thể đang câu cá. Nguyên Diệu cảm thấy kỳ lạ, đêm khuya tĩnh mịch, sao lại có một thiếu nữ đứng trên cầu đá câu cá? Chẳng lẽ... là yêu ma?!!Mặc dù có chút sợ hãi, nhưng lại vì sự ma xui quỷ khiến thế nào, Nguyên Diệu vẫn bước nhẹ lên cây cầu đá. Thiếu nữ vẫn đứng bên sông, vẻ mặt chăm chú, dường như không nhận ra có người đang đến gần. Nhìn từ phía bên kia, nàng buộc tóc gọn gàng, cài trên tóc một bông mộc lan trắng nở nửa chừng, cổ nàng thanh mảnh và duyên dáng, da trắng như tuyết, môi đỏ như hoa sen. Nguyên Diệu ngạc nhiên phát hiện, dây câu trong tay nàng là một cành liễu dài, xanh biếc như lụa. Cành liễu thả vào nước đúng ngay tâm của vầng trăng dưới nước. Chỉ thấy bàn tay thon thả của nàng nhẹ nhàng nâng lên, chiếc lá liễu vẽ một vòng cung nửa trong màn đêm, ba giọt nước trong suốt to như trứng chim bồ câu, rơi chính xác vào chiếc đĩa ngọc trắng đặt trên trụ cầu. Điều kỳ diệu là, những giọt nước rơi vào đĩa ngọc không tan thành nước mà giống như những viên ngọc trai trong suốt, từng viên lăn vào giữa đĩa ngọc. Khi dừng lại, những giọt nước vẫn giữ được hình dáng tròn trịa, bóng loáng như có ánh sáng lưu chuyển. Trong chiếc đĩa ngọc hình lá sen, đã có nửa đĩa đầy những giọt nước như vậy. Dưới ánh trăng, những giọt nước lấp lánh trong suốt, đẹp như trong giấc mơ. "Ấy! Đây là gì vậy?!" Nguyên Diệu kinh ngạc, buột miệng thốt lên. Thiếu nữ quay đầu lại, nhìn về phía Nguyên Diệu. Nàng có đôi mắt màu vàng sậm, nơi khóe mắt trái có một giọt nốt ruồi lệ chu sa, đỏ như hạt đậu tương tư. Đồng tử màu vàng? Sao đồng tử lại có màu vàng? Chẳng lẽ, lại là "thứ đó"?Nguyên Diệu giật mình kinh hãi, vội vàng dụi mắt, nhìn lại lần nữa. Thiếu nữ áo trắng vẫn đứng đó, đôi mắt vàng khẽ liếc nhìn, như cười như không nhìn hắn. Thiếu nữ nói: "Đây gọi là thủy tinh châu, là tinh hoa của sông suối hấp thụ khí trời đất và ánh trăng mặt trời mà ngưng tụ thành. Thủy tinh châu chỉ hiện ra trong vầng trăng dưới nước vào đêm trăng tròn. ""Thật là một thứ thần kỳ!" Nguyên Diệu thán phục, trong chốc lát quên cả sợ hãi, chạy đến gần chiếc đĩa ngọc trắng nhìn ngắm thủy tinh châu. Nguyên Diệu quay lại, cúi chào thiếu nữ: "Tiểu sinh họ Nguyên, tên Diệu, tự là Hiên Chi. Vừa rồi đường đột, mong cô nương thứ lỗi. "Thiếu nữ mỉm cười, không trả lời, nàng quay người lại, thả cành liễu vào vầng trăng dưới nước. Chẳng bao lâu sau, cành liễu nâng lên, ánh bạc lóe lên, lại có ba viên thủy tinh châu rơi vào đĩa ngọc trắng. Dần dần, khi trăng tròn lệch về phía tây, đĩa ngọc trắng đã đầy những viên thủy tinh châu. Nguyên Diệu đứng trên cầu nhìn thiếu nữ câu cá, không rời đi cũng không nói gì. Thiếu nữ ngẩng đầu, thấy đã đến giờ ba canh, mỉm cười nói: "Nguyên công tử, ngài nên về rồi, sinh hồn* rời khỏi thân thể quá lâu sẽ tổn hại đến nguyên thần. "*hồn người sốngNguyên Diệu không hiểu: "Hả?"Thiếu nữ mỉm cười, không giải thích, nhìn Nguyên Diệu từ đầu đến chân. Đôi mắt phượng dài hẹp của nàng khi nhìn chằm chằm vào ngọc bội song ngư, chợt lóe sáng. Ngọc cổ từ thời Xuân Thu, ngọc tủy thấm biếc, màu ngọc trong suốt, có một làn khói lạnh lượn lờ trên bề mặt. Ngọc Sinh Yên, là nơi cư ngụ của linh hồn, là thứ nàng đang cần!Thiếu nữ mỉm cười gian xảo, giống như nụ cười của những thương nhân gian trá trong chợ Tây khi đang tính toán mua rẻ đá quý từ tay người Hồ: "Nguyên công tử có thấy việc ta dùng cành liễu câu cá rất thú vị không?"Nguyên Diệu gật đầu: "Rất thú vị. "Thiếu nữ mỉm cười gian xảo bày sẵn bẫy: "Thực ra, cành liễu này không chỉ câu được thủy tinh châu, mà còn có thể câu cá. Đêm nay gặp Nguyên công tử cũng là duyên phận, chi bằng ta câu một con cá chép tặng công tử, được không?"Nguyên Diệu nghe xong liền rơi vào bẫy: "Điều này... làm sao được? Tiểu sinh nghèo khó, không có món gì đáp lại... À, cá?! Đúng rồi, tiểu sinh còn có miếng ngọc bội song ngư này, nếu cô nương không chê, xin hãy nhận lấy. "Nguyên Diệu tháo ngọc bội xuống, nâng hai tay dâng lên. Thiếu nữ mỉm cười nhận lấy, miệng nói: "Nguyên công tử khách sáo quá. "Ngọc cổ vừa vào tay, có một sự rung động truyền đến, khói ngọc hóa thành hai con cá bay có cánh, muốn thoát khỏi sự ràng buộc của ngọc. Thiếu nữ rất hài lòng, đây là thứ nàng cần: "Nhưng, ta làm ăn luôn giữ chữ tín, Nguyên công tử đã đưa ngọc bội song ngư, thì ta sẽ câu hai con cá tặng ngươi. "Làm ăn?! Nguyên Diệu đang ngạc nhiên, thì thấy thiếu nữ nhẹ nhàng nhấc tay, cành liễu thả xuống nước, chẳng bao lâu sau, chiếc lá liễu dần chìm xuống... Thật sự có cá cắn lá liễu?! Nguyên Diệu đang kinh ngạc, lại thấy thiếu nữ nhấc tay, một con cá lớn dài hai thước được chiếc lá liễu kéo lên khỏi mặt nước. Cá chép bay về phía Nguyên Diệu, thiếu nữ nói: "Nguyên công tử, đón lấy. "Nguyên Diệu vội vàng đưa tay đón, ôm chặt con cá chép lớn vào lòng. Có lẽ vì con cá quá nặng, chiếc lá liễu mảnh mai không chịu nổi, khi cá chép bị ném về phía Nguyên Diệu, cành liễu gãy làm đôi. Thiếu nữ kêu lên: "Ôi, lá liễu gãy rồi! Thật phiền phức, không có lá liễu, làm sao câu con cá chép thứ hai được đây?"Nguyên Diệu ôm chặt con cá chép đang quẫy đạp trong lòng, nói: "Một con là đủ rồi, con cá lớn thế này, tiểu sinh không thể ôm hai con được. "Thiếu nữ mỉm cười: "Ngươi đã nói chỉ cần một con, ta cũng không ép. Ngọc bội là của ta, cá chép là của ngươi, chúng ta coi như đã buôn bán xong. "Thiếu nữ cầm đĩa ngọc trắng, đi về phía bên kia cầu, bóng áo trắng hòa vào màn đêm. Nguyên Diệu muốn đuổi theo thiếu nữ, nhưng con cá chép trong lòng đột nhiên há miệng, phun một giọt nước lên mặt hắn. Bị dòng nước lạnh buốt kích thích, Nguyên Diệu mở mắt ra, thấy mình vẫn nằm trong quán trọ đơn sơ, ngọn đèn tàn lụi trong đêm lạnh lẽo. Thì ra, chỉ là một giấc mộng Nam Kha... Nguyên Diệu cảm thấy trống rỗng, trong lòng như thiếu đi một mảnh. Hắn đưa tay sờ ngọc bội song ngư, nhưng chỉ thấy trống không. Kinh ngạc ngồi dậy, dưới ánh đèn yếu ớt, hắn nhìn xuống thì thấy một con cá chép lớn dài hai thước đang nằm ngang dưới chân. "Bốp!" Nguyên Diệu tự tát mình một cái thật mạnh, cảm giác đau rát. Hắn kinh ngạc rồi bật cười. Thôi, từ nhỏ đến lớn, hắn đã gặp quá nhiều chuyện kỳ lạ. Đêm nay cứ coi như dùng ngọc bội song ngư đổi lấy một con cá chép lớn đi. Nguyên Diệu cười, ôm con cá chép, ngủ ngon đến sáng. Sáng hôm sau, khi tính tiền trọ, không còn ngọc bội, hắn bèn dùng con cá chép để trả. Ông chủ quán trọ khá tử tế, cân trọng lượng con cá chép rồi trả lại cho Nguyên Diệu hai mươi đồng tiền. Trời xuân tháng ba, nắng ấm chan hòa, Trường An xe cộ tấp nập, người nói cười ồn ào. Sau khi rời khỏi quán trọ, Nguyên Diệu vừa hỏi thăm vừa đi, đến quá trưa thì mới đến được phường Thái Nhân gần Đông Thị, tìm được phủ đệ của Lễ Bộ Thượng Thư Vi Đức Huyền. Nguyên Diệu là người Tương Châu, cha hắn là Nguyên Đoạn Chương từng làm Lại bộ Thị Lang, vì dâng tấu phản đối Cao Tông lập Võ thị làm Hoàng hậu, bị phe Võ thị ghi hận, sau đó phạm tội bị đày khỏi Trường An, đến vùng Tương Châu hẻo lánh. Bị giáng chức hai mươi năm, sống lưu lạc nơi thôn dã, không còn được trọng dụng, Nguyên Đoạn Chương mang nỗi uất hận trong lòng, ông qua đời vì bệnh khi Nguyên Diệu mười bốn tuổi. Từ đó, Nguyên Diệu và nương là Vương thị nương tựa nhau mà sống, chăm sóc mấy mẫu ruộng cằn cỗi để sinh nhai. Năm mười bảy tuổi, Vương thị qua đời, Nguyên Diệu ở nhà chịu tang ba năm. Sau khi Vương thị qua đời khi nhà họ Nguyên đã lâm vào cảnh nghèo khó, không còn gì. Trước lúc lâm chung, Vương thị dặn dò con trai: "Lễ bộ Thượng thư Vi Đức Huyền, năm xưa từng làm quan với cha con, giao tình rất sâu. Chính thất của Vi Đức Huyền, họ Vương, là tỷ muội với ta, tức là dì của con. Hai nhà Nguyên, Vi đã từng hứa hôn với nhau, con gái thứ hai của nhà Vi, Phi Yên, là hôn thê của con. Sau khi ta nhắm mắt, con hãy đến Trường An tìm nhà họ Vi, một là để thành hôn, hai là tìm một tương lai tốt đẹp... "Sau khi Vương thị qua đời, Nguyên Diệu để tang ba năm, sau đó làm theo di ngôn của nương, bán hết ruộng đất, gom góp lộ phí, lên đường đến Trường An. Nguyên Diệu đứng trước phủ Thượng thư, nhìn thấy cánh cổng đỏ nguy nga, thú canh cửa uy nghiêm, phía trên cổng treo một tấm bảng đá khắc hai chữ "Phủ Vi". Nguyên Diệu do dự một hồi, rồi bước lên bậc thang, cúi chào hai người hầu canh gác trước cổng, nói: "Tiểu sinh là Nguyên Diệu, muốn bái kiến Vi Thượng thư, phiền hai vị thông báo giúp. "Hai người hầu thấy Nguyên Diệu ăn mặc rách rưới, bèn xua tay nói: "Đi đi, ở đâu ra cái tên nghèo mạt hạng này? Đại nhân bận trăm công nghìn việc, ngươi nghĩ muốn gặp là gặp được sao?"Nguyên Diệu cười nhã nhặn: "Tiểu sinh từ xa tới, muốn bái phỏng cữu phụ Vi đại nhân, xin hai vị thông báo giúp cho. "Người hầu cười lạnh: "Hóa ra lại là một kẻ đến nhận thân thích! Cậu học trò này, ngươi có biết mỗi tháng phủ Vi phải dùng gậy đuổi đi bao nhiêu kẻ đến nhận thân thích không?"Nguyên Diệu lý luận với người hầu: "Tiểu sinh không phải kẻ lừa đảo, phu nhân họ Vương của Vi phủ là tỷ muội với mẫu thân của tiểu sinh. "Người hầu trẻ tuổi bật cười: "Còn nói không phải lừa đảo, chủ mẫu của phủ ta rõ ràng họ Trịnh, làm gì có ai họ Vương?"Người hầu lớn tuổi nãy giờ im lặng bèn nói: "Vương thị là chủ mẫu trước đây, đã mất từ mười tám năm trước. Sau khi Vương thị mất, Trịnh thị mới trở thành chủ mẫu. Học trò này nhìn có vẻ thật thà, không giống kẻ đến lừa ăn lừa uống, ngươi vào thông báo một tiếng đi. "Người hầu trẻ tuổi tỏ vẻ không vui: "Sao ngươi không tự đi? Nếu báo tin người thân của chủ mẫu trước kia, nếu bị chủ mẫu hiện tại biết được, không tránh khỏi một trận đòn!"Nghĩ đến Trịnh thị hung hãn và cay nghiệt, người hầu lớn tuổi cũng do dự: "Người già rồi, lưng đau chân mỏi, không chịu nổi việc đi đi lại lại, vẫn là người trẻ chân cẳng nhanh nhẹn hơn... "Nguyên Diệu thấy hai người hầu đùn đẩy nhau, nghĩ đến tình cảnh nghèo khổ sa sút, ngay cả người hầu cũng khinh rẻ mình, lòng không khỏi buồn bã phẫn uất. Hắn vốn muốn quay lưng bỏ đi, nhưng nghĩ đến lời nương dặn dò trước khi qua đời và tình cảnh lưu lạc ở Trường An hiện tại, không một xu dính túi của mình, đành phải nhẫn nhịn hạ mình, tiếp tục khẩn cầu hai người giúp đỡ. Hai người hầu vẫn đùn đẩy nhau, người trẻ tuổi đã bắt đầu đuổi người. Ba người đang tranh cãi trước Vi phủ, thì một công tử tuấn tú cưỡi trên con tuấn mã cao to, phía sau có một đám người hầu theo sau tiến về phía Vi phủ. Hai người hầu thấy vậy, bỏ rơi Nguyên Diệu, vội bước tới cười nói đón tiếp: "Đại công tử đi săn bên ngoài thành, sao lại về sớm thế này?""Đại công tử là thần xạ thủ, hôm nay có săn được loài chim quý gì không?"Vị công tử tuấn tú chưa đến tuổi đôi mươi, dung mạo khôi ngô, khí vũ hiên ngang. Hắn mặc một bộ đồ săn bắn hẹp tay kiểu Hồ, càng tôn lên dáng vẻ anh dũng mạnh mẽ. Các người hầu xung quanh vác chim ưng, chó săn, cung tên và rượu, vây quanh hắn. Vị công tử tuấn tú trên lưng ngựa ngáp một cái, lười biếng nói: "Vừa đến cổng Thông Hóa thì đã thấy chán, không muốn đi săn nữa. " Đôi mắt sắc sảo của hắn quét qua Nguyên Diệu, hỏi người hầu: "Người này là ai, từ xa đã nghe thấy các ngươi ở đây ồn ào. "Công tử tuấn tú họ Vi, tên là Ngạn, tự là Đan Dương, là con trưởng của Vi Đức Huyền. Nương ruột của Vi Ngạn, chính là Vương thị đã qua đời. Tính ra, Vi Ngạn là biểu đệ của Nguyên Diệu. Một lão người hầu vội nói: "Vị thư sinh này tự xưng là thân thích của lão gia, muốn tiểu nhân vào trong báo tin. "Vi Ngạn nhướn mày, nhìn Nguyên Diệu từ trên xuống dưới: "Ồ? Thân thích? Ngươi là thân thích thế nào của nhà ta vậy?"Nguyên Diệu cúi đầu chào: "Tiểu sinh họ Nguyên, tên Diệu, tự Hiên Chi. Đến từ Tương Châu, là... "Vi Ngạn lộ vẻ kỳ lạ, ngắt lời Nguyên Diệu: "Tương Châu Nguyên Diệu? Ngươi là Nguyên Diệu đó hả?"Nguyên Diệu ngạc nhiên: "Ta là Nguyên Diệu nào?"Vi Ngạn ho một tiếng, nói: "Là người đã đính hôn với muội muội của ta, Nguyên Diệu đó!"Nguyên Diệu đỏ mặt, nói: "Đó là chuyện cha ta định khi còn sống... "Vi Ngạn xuống ngựa, ném dây cương cho người hầu, kéo Nguyên Diệu vào phủ: "Ta là Vi Ngạn, tự Đan Dương, tính ra thì ta là tỷ phu của ngươi. Nào, hiền muội phu, theo ta vào trong đi. "Nguyên Diệu nghe vậy, mặt càng đỏ hơn, đi theo Vi Ngạn vào phủ.