Nguyệt Thành chịu đựng nàng được hai năm thì hay tin biên giới có biến, hắn tình nguyện tòng quân. Năm ấy thái tử chưa lập, trữ quân là Yến Vương cũng đã mất. Hoàng tộc không có ai thân chinh nên Hoàng Đế đã đồng ý. Ông hạ chiếu để cho Nguyệt Thành khải hoàn theo sau Bắc Trấn vương ở biên ải trấn giữ. Một hoàng tử mới mười hai tuổi đã đem theo ngót nghét mười vạn binh mã ra biên cương trấn ải, sự kiện ấy cũng làm trấn động Tề quốc một phen. Cũng từ sau vụ ấy mà đám quần thần bớt nghị tấu về thân phận của Nguyệt Thành hẳn. Oanh Thời năm ấy nằng nặc đòi đi theo, ai nấy cũng phải hao tâm tổn sức đổi phó với nàng, giữ nàng ở lại. Thế là từ đó giai thoại “tiểu nương tử chờ đợi chinh phu” lại nức nổi khắp kinh thành. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, Oanh Thời giữ giá cho đến tận tuổi mười tám, qua cập kê đã hai năm cũng chưa từng gặp riêng bất cứ nam tử nào. Nàng lớn lên trổ bông xinh xắn. Trước kia nàng không để ý đến nhan sắc của bản thân, nhưng kể từ khi chờ đợi Nguyệt Thành trở về, nàng chăm chút cho mình hơn hẳn. Làn da nàng trắng nhẵn hồng hào như trứng luộc mới bóc, má lúm đồng tiền duyên dáng điểm trên gương mặt nhỏ nhắn, mỗi khi cười lên đều ngọt như mật. Nàng không có ngũ quan sắc xảo kinh diễm đến mức động lòng người mà là kiểu càng nhìn càng khiến người ta rung động, cuốn hút. Nàng thích mặc váy đỏ màu thạch lựu. Ai gặp qua nàng rồi cũng đều nói nàng giống hệt như cành mai trong làn tuyết trắng. Đôi mắt trong veo như đóa sương hoa buổi sớm. Sau sáu năm, ba vị ca ca của nàng đã ra ở riêng, thành gia lập thất, còn có vị tứ ca trẻ tuổi nhất vẫn luôn ở lại trong phủ, nói đợi nàng gả đi rồi, y sẽ dọn ra tức lự. Dù có bao nhiêu tuổi, Oanh Thời vẫn được cha mẹ, các vị huynh trưởng yêu thương, ân cần chăm sóc. Cuối năm Diên Khánh thứ hai mươi ba, sinh thần thứ mười tám của nàng vừa qua không lâu, thì hay tin Hạo Nguyệt Thành đại thắng trở về, không những đánh cho quân địch đầu hàng, mà còn khiến hai quận biên giới quy phục, sát nhập vào Tề quốc, đặt là Ung Châu và quận Thiểm. Hôm ấy trong ngày đại binh trở về, kinh đô tấp nập người qua kẻ lại. Ai cũng treo trên mặt nụ cười rạng rỡ tự hào. Nhà nhà treo quốc hiệu mừng tin vui. Hàng người tản ra thành hàng đón đại quân khải hoàn trong tiếng hò reo ồn ã. Oanh Thời hớt hải chạy vội đến mức quên cả mặc áo khoác, tì nữ Thanh Liên còn hớt hải theo sau đuổi nàng không kịp. Tuyết đầu mùa đã rơi. Nàng ở đó, đứng vọng về nơi đoàn binh xa xa. Nàng nhìn thấy Nguyệt Thành rồi. Chàng cưỡi bạch mã. Giáp bạc hiên ngang không đọng chút vệt máu nào, sắc bạc hơi xám đi bởi bởi thời gian đăng đắng nơi biên ải. Áo bào phía sau hắn tung bay phất trần như thể nói lên bao hoài bão lớn lao đời nam tử, dõng dạc cất lên chiến công vang dội hiển hách. Hắn tiến lại gần. Hắn đã cao hơn rồi, lớn hơn rồi, nàng không thể nào vén lọn tóc mai, xoa đầu hắn, ôm cổ hắn được nữa. Bờ vai tráng sĩ rộng rãi, tựa như gánh vác được cả giang sơn hệt như ngày nào, hệt như trong kí ức của nàng về chàng đô chỉ huy sứ cẩm y vệ. Mày hắn đã nở, ngũ quan đâm chồi trở thành đấng trượng phu trai tráng. Thần thái, dáng dấp đã đâm trồi trở thành sức vóc hệt như vị nam tử luôn tồn tại trong tâm trí nàng hàng chục năm qua. Lại bên khóe mi, khẽ đọng thành giọt pha lê trong suốt. Nàng nhớ hắn nhiều đến điên dại. Nguyệt Thành thấy nàng đang lặng lẽ trào lệ, hắn nhíu mày xuống ngựa dường như đang bước tới chỗ nàng. Tà áo đỏ bay phấp phới nổi bật giữa trời đông sương tuyết. Oanh Thời mặc kệ chốn đông người, chạy tới, vươn tay ôm chầm lấy hắn. Vòng tay nhỏ nhắn phải dang rộng mới có thể ôm hết vòng eo của cơ thể rắn rỏi ấy. Giáp bạc lạnh ngắt, cứng hơn đá cũng không khiến nàng thôi xúc động, liên tục dụi vào lồng ngực ấy. Tiếng người hò reo lại càng dữ dội hơn. Toán binh sĩ đằng sau cứng đờ người. Không ai biết màn kịch sướt mướt trước mắt là gì, tại sao chủ soái của họ lại để im cho một nữ nhân làm càn như thế. Có một vị khẽ thầm thì. “Ê này, biết ai không? Ta nói cho... Ninh Dương quận chúa đấy!”Mấy người phía sau gật gù. Mấy chuyện trong kinh thành sáu năm đổ về trước họ từng nghe qua rồi. Nguyệt Thành mặt không đổi sắc, bàn tay to lớn đầy chai sạn khẽ kéo vai nàng lùi ra sau, không nói một lời. Oanh Thời lúc này mới để ý sau nàng có một thiếu nữ trạc tuổi, xinh xắn dễ nhìn, y phục đơn giản đang khoác áo lông chồn đứng sau. Nàng ngây ngốc. Ai đây? Tại sao Nguyệt Thành lại nhìn nàng ta. “Ai vậy, Nguyệt?”- Nàng hỏi. Oanh Thời gửi rất nhiều thư ra biên cương nhưng không có hồi đáp. Cuối năm mới có, nhưng đều là lời chúc qua lại cho năm mới. Cũng vì thế mà nàng luôn có nỗi bất an trong lòng. Đừng nói với nàng hắn dừng lại, tiến đến, vì nữ nhân đang ngây ngốc đứng sau nàng nhé. Nguyệt Thành khẽ khàng nói, giọng trầm, nhưng không ấm như trước kia, lạnh tanh:“Có gì sau nói. ”“Về thôi”- Câu nói này không phải dành cho Oanh Thời. Cô nương kia lẽo đẽo theo sau hắn, bỏ mặc Oanh Thời ở phía sau. Toán binh nhìn nàng cũng khó xử. Họ cúi đầu cho có lệ rồi từng người bước qua nàng. Đoàn người tản ra, nhưng tiểu cô nương váy đỏ vẫn đứng như chờ chồng ở giữa phố. Mái tóc đen láy dần điểm lốm đốm những bông tuyết trắng buốt giá. Tay nàng lạnh ngắt, nhưng cũng không lạnh bằng lòng nàng. “Về thôi” là câu nói mà Nguyệt hay dành cho nàng. Đôi mắt ân cần chỉ duy có hình bóng một người kia, cũng chỉ dành cho mình nàng mà thôi... Vậy mà sao giờ đây, nó lại dành cho một nữ tử khác. Thanh Liêm là một hầu nữ thông minh, khẽ khàng khoác áo cho nàng, khẽ khàng ôm nàng vào lòng. Oanh Thời chết lặng một lúc lâu, rồi sụt sùi khẽ khóc trong lòng tì nữ của mình.