Nhầm Kiệu Hoa, Hạnh Phúc Thật

Chương 11: Kết cục tốt đẹp

19-12-2024


Trước sau

Những năm đại ca ta liều mạng trên chiến trường, lão súc sinh kia lại bán tin cho địch, tội ấy có c.
h.
ế.
t trăm lần cũng không đủ.
Hôm hành hình, tẩu tử không đi, đại ca đưa tẩu ấy ra trang viên suối nước nóng ngoài thành, nơi có non có nước, rất thích hợp để thư giãn tinh thần.
Có lẽ phong thủy nơi đó tốt, trở về chưa bao lâu, tẩu tử mang thai.
Nương mừng rỡ, mỗi ngày đốt mười nén hương cho phụ thân, dặn ông dưới suối vàng ăn no rồi nhất định phải phù hộ mẫu tử tẩu tử bình an.
14Đến tháng thứ tám thai kỳ, đại ca nhận quân lệnh, ngoại địch ở biên ải nổi lên, huynh ấy phải đi rồi.
Nương suốt đêm không ngủ được, nước mắt lã chã, bà ấy ôm đại ca nói: “Con à, chức quan này chúng ta không làm nữa, nương không cần sống trong đại trạch, không cần ngủ trên vàng, con theo nương về thôn, chúng ta cày ruộng cũng qua ngày.
”Đại ca cúi đầu quỳ xuống, chỉ nói một câu: “Nương, nhưng trong lòng con không chỉ có nhà, còn có nước, còn có huynh đệ.
”Lời ấy quá lớn, nương không nói được nữa.
Tẩu tử cũng không nói, thậm chí tẩu ấyuôn mỉm cười, vừa cười vừa thu dọn hành lý cho đại ca, từ quần áo đến giày vớ, không để Thuý Hoàn nhúng tay, tất cả đều tự tay gấp gọn.
Nụ cười ấy làm lòng ta đau xót.
Ta nghĩ vẩn vơ, có lẽ người đầu tiên đề xuất không cho văn võ thông hôn, vốn chẳng phải sợ hoàng đế, mà là thương nữ nhi.
Ông ta biết tướng quân ra trận, sống c.
h.
ế.
t khó lường, không muốn nữ nhi phải bận tâm lo sợ, nên mới viện cớ đó.
Ta hỏi tẩu tử có hối hận không.
Tẩu tử lắc đầu: “Đi theo ca muội ta mới biết quân nhân là gì, nếu vì họ có thể c.
h.
ế.
t mà hối hận, vậy là một sự vấy bẩn.
Ta lo lắng, nhưng ta sẽ không bao giờ ngăn cản chàng.
”Chắc đại ca cũng hiểu tẩu tử, huynh ấy không nói lời xin lỗi, chỉ tranh thủ từng khắc, làm nhiều ngựa gỗ nhỏ và kiếm gỗ nhỏ, huynh ấy nói võ nghệ nam nữ luyện đều có ích, coi như phụ thân luôn bên cạnh.
Huynh ấy còn để lại cho tẩu tử một cuốn sách dày, chữ viết không đẹp, nhưng ý nghĩa rất hay, đó là tâm tình huynh ấy ghi lại mỗi khi thắng trận, để an ủi lòng tẩu tử.
15Tháng thứ hai sau khi đại ca đi, tẩu tử hạ sinh một bé gái rất đáng yêu, chúng ta gọi con bé là Viễn An, mong người phương xa được bình an.
Tẩu tử vẫn rất bận rộn, bận quản lý việc nhà, bận chăm sóc Viễn An, còn bận mở thêm nhiều cửa hiệu, tẩu ấy kiếm được rất nhiều tiền, còn nhiều hơn số vàng đại ca từng đưa.
Mỗi lần triều đình kêu gọi quyên góp quân phí, nhà ta đều quyên nhiều nhất, tẩu tử nghĩ, dù chỉ có thể làm giáp đại ca dày thêm một chút, kiếm sắc thêm một phần, để hy vọng sống sót của huynh ấy lớn hơn, thì khổ cực thế nào cũng đáng.
Nhưng chiến tranh thật dài, dài đến mức Viễn An ba tuổi rồi đại ca vẫn chưa hồi kinh.
Ta biết từng phong thư bình an đã không còn đủ để giữ lòng tẩu tử yên, tẩu ấy lén tập cưỡi ngựa, tập đến đùi chảy m.
á.
u ròng ròng vẫn không từ bỏ.
Tẩu ấy chưa đi, là vì ta và nương, khi đại ca không có nhà, tẩu ấy thấy chăm lo cho chúng ta là trách nhiệm của tẩu ấy.
Hôm sinh nhật Viễn An, ta đem hành lý đã sửa soạn cho tẩu tử, tự hào nói: “Tẩu tử, tẩu cứ đi đi, ta mười bảy rồi, những gì cần học từ tẩu ta đã học xong, tẩu yên tâm, dù là trong nhà hay việc buôn bán, ta đều lo liệu được.
”Tẩu tử cầm hành lý, chỉ chần chừ trong chốc lát, hôn lên trán nữ nhi đang say ngủ, rồi phóng ngựa đi thẳng.
Tội nghiệp ta đêm đó mới biết, làm ăn thì dễ, nhưng dỗ đứa trẻ không tìm được mẫu thân mới thật khó.
May thay ta để tẩu tử đi, tẩu tử tốt của ta quả nhiên có bản lĩnh.
Ban đầu tỷ ấy định đến biên cương mở tiệm, nhưng tay nghề vẽ của tẩu ấy còn giỏi hơn cả họa sư chuyên vẽ người trong quân doanh.
Nhờ tài năng của tẩu ấy, đại ca bắt được một kẻ địch rất quan trọng, để đổi lấy kẻ này, quốc gia của hắn ta đành ký hiệp nghị triều cống cho triều ta.
Hôm đại ca trở về nhà, huynh ấy mặc mãng bào, đó là triều phục chỉ hầu gia mới được mặc.
Đại ca ta lấy được một người vợ tốt, lần liều mạng này không chỉ lấy được quan chức, còn có được tước vị Vinh Dương Hầu truyền đời.
Phú quý chẳng là gì, nương chỉ thở phào, có tước vị và chức quan, dù sau này ra trận, đại ca hẳn không còn phải làm tiên phong nữa.
Ngày đoàn tụ, người lớn trong nhà ai cũng cười rạng rỡ, chỉ trừ bé Viễn An đang bám bên chân ta.
Con bé năm tuổi rồi, vẫn chưa quên đêm ấy chợp mắt một giấc, thức dậy đã chẳng thấy mẫu thân đâu.
Nó mở to đôi mắt long lanh, chu miệng hừ một tiếng, quay mặt đi, không chịu nhìn phụ mẫu mình.
Đại ca lúc nào cũng cứng cỏi, giờ mắt lại đỏ hoe vì một đứa bé con, lúc huynh ấy đi con bé hãy còn trong bụng, lúc về đã là đứa trẻ biết giận hờn.
Trong việc dỗ dành hài tử, tẩu tử giơ tay đầu hàng, còn đại ca thì quý Viễn An vô cùng.
Con bé đòi cưỡi ngựa, huynh ấy liền khom cổ cõng lên; đòi mặt trăng, huynh ấy bèn bế nó trèo lên mái nhà, giơ thật cao để con bé vừa đưa tay với, vừa cười khanh khách.
Dưới ánh trăng dạt dào rải xuống sân, nhà họ Tống chúng ta nhất định sẽ mãi mãi đoàn viên.
[Hoàn]

Trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!