Nghe nói Triệu chiêu dung đã có mang ba tháng. Đêm trước ngày chúng ta tới cung Vĩnh Ninh diện kiến Hoàng thái phi nương nương, cung Dục Đức cho vời thái y. Bệ hạ hay tin, bèn bảo cung nhân bên Kính Sự phòng mang sổ Đồng xử ghi chép ngày giờ phi tần nhận ơn tới đối chiếu thì quả thật là trùng khớp với thời gian cung Dục Đức thắp đèn đón thánh giá. Trong Phủng Nguyệt các, ba vị phi tần cung Phồn Dương tụ họp bên bếp lò vừa sưởi ấm vừa trò chuyện. Nhâm Hòa và cung tỳ Thúy Liễu của Tôn Mộng theo hầu. Hạt dẻ và khoai lang vùi trong tro than tỏa ra mùi thơm hấp dẫn, Thúy Liễu bèn lấy kẹp gắp ra, làm sạch tro bụi bám trên vỏ rồi để lên đĩa bạc. Nhâm Hòa tách vỏ hạt dẻ, lột vỏ khoai, chia thành miếng nhỏ rồi dâng lên bàn cho ba vị chủ nhân thưởng thức. - Muội bảo Lý Liên mang sang cho công chúa với nữ quan Ty Tịch* một ít. Dặn họ nghỉ tay dùng điểm tâm, học hành vất vả chớ quên nghỉ ngơi. - Lâu mỹ nhân dặn dò Nhâm Hòa. Từ khi chiếu lệnh được ban bố, công chúa Vĩnh Xuân dứt khoát sang Phủng Nguyệt các ăn dầm nằm dề, mặc cho đồ đạc của con bé chưa được chuyển hết sang bên đây. Phủng Nguyệt các không rộng rãi được bằng cung Khôn Nghi, Vĩnh Xuân bảo với đám cung nhân chỉ cần mang những thứ cần thiết đủ dùng là được. Nghe ý Hoàng đế thì ngài định cho công chúa Vĩnh Xuân vào ở điện chính cung Phồn Dương, nhưng công chúa khước từ rằng:- Điện Phồn Dương phải để cho cung chủ ở. Bây giờ con vào ở, mai này cung Phồn Dương có cung chủ thì người ấy biết phải dọn vào đâu?Hoàng đế đành thôi. Lâu Nguyệt Dao bèn bảo Lý Liên, Trình Uyển dọn tầng trên Phủng Nguyệt các cho công chúa làm khuê phòng. Gian phòng to nhất ở chái đông thì để làm thư phòng. Các nữ quan dạy học cho Vĩnh Xuân ở đấy. Công chúa dọn vào ở, cung Phồn Dương náo nhiệt hẳn lên. Tôn quý nhân và Liễu mỹ nhân cũng rất yêu mến cô bé. - Khoan đã Nhâm Hòa, ta và Mộng tỷ tỷ có làm chút kẹo đường thêm quả hạch, mè đen, táo đỏ, gạo nổ. Mang sang cho công chúa giúp ta. - Liễu Thanh Thanh gọi với theo. (2)Nghe thế, Lâu Nguyệt Dao tỏ ra không vui. - Sao hai vị tỷ tỷ không cho muội nếm thử? Á à! Muội biết rồi nhé! Công chúa sang đây, hai vị tỷ tỷ cho muội ra rìa rồi chứ gì?- Sao mà thiếu phần muội cho được!Tôn Mộng phì cười, lấy phần kẹo đường từ trong hộp đựng thức ăn ra, bày lên bàn, đoạn châm thêm trà nóng cho Dao muội. (29)- Muội thử đi. Ăn với trà nóng là nhất đấy!Lâu Nguyệt Dao làm theo ngay. Hai mắt nàng sáng bừng lên, ăn liền tù tì ba miếng mới ngừng được, dù vẫn còn thòm thèm. Trời mùa đông lạnh lẽo mà được sưởi ấm, được ăn ngon, được chuyện trò thoải mái với chúng tỷ muội, thật sự là không còn gì sướng bằng. Cảm giác khoan khoái lan tận đến óc. Nét mặt của hai nàng Tôn, Liễu hãy còn ủ ê. Đôi mắt đượm buồn, thỉnh thoảng lại ngó xuống bụng mình mà thở dài. Lâu Nguyệt Dao biết nguồn cơn đưa đến nỗi sầu muộn của hai nàng, bèn bảo:- Hai vị tỷ tỷ buồn vì chưa có tin vui à. - Lại chẳng à! Nàng dâu nhà dân thường được gả đi một năm mà bụng vẫn chưa có tin tức còn lo lắng, nữa là chúng ta vào hầu thiên tử. - Liễu Thanh Thanh sầu lo. Nghe tin Triệu tiệp dư mang long thai, Hoàng đế Nguyên Hựu vốn không có ý định thăng bậc cho ba nàng Đoan, Trinh, Triệu, thoáng cái đã phong Triệu thị làm chiêu dung nhị phẩm. Tuy chưa làm lễ sách phong nhưng chuyện đã rõ mười mươi, không trật đi đâu được, Triệu tiệp dư cũng chính thức đổi danh hiệu thành Triệu chiêu dung. Không chỉ những phi tần có thâm niên, đám phi tần vào cung năm Nguyên Hựu thứ năm cũng âu lo chẳng kém. Lâu Nguyệt Dao không lấy đó làm lo lắng. Mối quan ngại lớn nhất đối với nàng lúc bấy giờ là ải cuối năm, khi biên cảnh phía bắc nổ ra chiến sự. Triều đình cần dùng Lương Quốc công, Từ Tổ Chiêu cũng nương theo đó mà được sủng hạnh. Nàng lắc đầu, hòng vứt mớ âu lo ấy sang một bên, đoạn, lựa lời khuyên giải hai tỷ muội Tôn, Liễu. - Xin thứ cho muội nói lời bất kính. Hiện thời chẳng phải thời cơ tốt để người mới như chúng ta mang thai. Hai vị tỷ tỷ có còn nhớ tú nữ họ Thôi không?Sắc mặt hai nàng Tôn, Liễu thoáng chốc trở nên trắng bệch. Làm sao mà quên được chứ? Đó là đợt sóng dữ đầu tiên mà bọn họ chứng kiến và cảm nhận được thuở mới chân ướt chân ráo vào cung. Khi ấy đã qua vòng sơ tuyển ở các châu, phủ, các tú nữ được đưa vào cung Ngọc Tú ở bên rìa hậu cung để dạy dỗ thêm trước vòng điện tuyển. Bảo là dạy dỗ cung quy cho sang mồm chứ thực ra các tú nữ đã vào đến vòng này rồi, ít nhiều cũng đã được học lễ nghi cung đình. Bề trên trong cung có ý muốn theo dõi biểu hiện của tú nữ, đặng loại ra những kẻ chỉ giả vờ hiền lương hòng qua mắt các quan lại địa phương và quan viên được cử đi chủ trì xét tuyển. Qua hai tháng tạm coi là bình yên, không ngờ lại xảy ra một chuyện động trời. Đêm ấy, trong cung bày yến tiệc thết đãi sứ thần các nước đến dâng quốc thư và triều cống theo lệ. Hoàng đế ngà ngà say trở về điện Bàn Long đã lâm hạnh một nữ nhân. Chuyện sẽ chẳng có gì nếu người con gái ấy là một cung tỳ - cung tỳ được coi là phi tần không chính thức trong cung - được Hoàng đế yêu thích, thì có thể trở thành phi tần chính thức. Thế nhưng, kẻ đó lại là một tú nữ. Từ cung Ngọc Tú tới điện Bàn Long phải đi qua biết bao con đường, rẽ qua mấy hành lang gấp khúc, không có ai dẫn đường, làm sao tú nữ đó tới được điện vua? Không có bàn tay trù tính của ai đó, làm sao đưa được người tới giường rồng?Hoàng đế vừa tỉnh dậy, thấy phục sức tú nữ rơi trên đất, lập tức ý thức được đó là một âm mưu. Ngài nổi trận lôi đình, triệu Kim Long vệ lôi tú nữ họ Thôi nọ ra chém đầu trước sân rồng, mặc Thôi thị khóc lóc xin tha. (1)Đúng lúc ấy, Hoàng thái phi xuất hiện khuyên ngăn Hoàng đế, bà bảo: (29- Tú nữ đó là con gái dòng dõi họ Thôi danh giá, bệ hạ đã lâm hạnh rồi, thôi thì ban cho chức ngự thị, sung vào nội cung. Ngày sau bệ hạ không thích thì không ngó ngàng tới là được. Tội gì phải để bậc thềm điện Bàn Long vấy máu!Hoàng đế kiên quyết không chịu:- Ban đêm cung cấm giới nghiêm. Một tú nữ đi từ tận cung Ngọc Tú sang điện Bàn Long mà không có bất kì ai ngăn cản, có thể thấy là thị mưu toan bất chính. Nếu tha nhẹ thì ngày sau bất cứ ai cũng có thể nối gót. Hậu cung tranh đua thế nào trẫm tạm chưa xét tới, dám coi thường phép tắc cung quy, coi thường an nguy thiên tử, tội không thể tha. (1)- Phép tắc thì phép tắc. Ngộ nhỡ Thôi thị đã mang long chủng. Bệ hạ ban chết cho thị, há chẳng phải đã làm tổn hại huyết mạch của mình sao?Hoàng đế điên máu, đang tính vặc lại: “Người tưởng mang thai rồng mà dễ thế chắc?” thì Hoàng thái phi đã ngất xỉu ngay trên thềm son. (1)Chuyện sau đó được đám cung nhân đồn đoán là Hoàng thái phi trở bệnh nặng tưởng dầu hết đèn tắt tới nơi ròng rã năm ngày, Hoàng đế mới chịu thỏa hiệp. Ngài hạn cho Thôi thị trong vòng ba tháng, thái y bắt không ra hỷ mạch thì phải chịu xử giảo*. Hoàng thái phi cho tú nữ họ Thôi vào ở trắc điện cung Vĩnh Ninh, hết mực che chở. Không biết là vị Thần, Phật đạo nào đã mở lòng từ bi, Thôi thị có mang thật. Hoàng đế đành phong cho tú nữ họ Thôi danh vị tuyển thị bát phẩm, dọn tới ở cung Ngọc Phù, đãi ngộ sánh ngang với phi tần ngũ phẩm. (1)Về tất cả những Kim Long vệ chịu trách nhiệm trực gác ngày ấy đều bị thay máu. Những kẻ đã từng mang danh quân tinh nhuệ chỉ trung với vua lẳng lặng biến mất trước thềm son. Ai cũng biết Hoàng đế rất coi trọng con cái của mình, quá lắm thì nhận con không nhận mẹ. Những tưởng chuyện đến đây là kết thúc. Nào ngờ, Thôi tuyển thị có phúc mà không biết hưởng. Thai được năm tháng, thị bị bắt quả tang gian d*m với thái giám. Hoàng đế nổi trận lôi đình, phế bỏ toàn bộ vị hiệu của Thôi thị, Hoàng thái phi cầu xin hết lời cũng không ngăn nổi đại tội dâm loạn cung đình tròng lên cổ Thôi thứ dân. Thị bị ban cho một ly rượu độc, chết đi không được vào lăng phi tần. Hoàng đế giữ lời hứa, không công bố tội trạng của thị, chỉ nói Thôi thị bệnh chết. Nhà họ Thôi đuối lý, đành câm như hến. - Chúng ta ngồi chưa vững ghế, phẩm cấp còn thấp. Nếu có mang sớm, chưa chắc đứa con sinh ra có thể vui vầy dưới gối mình. Hai vị tỷ tỷ hãy nghĩ mà xem. Lần này bệ hạ chỉ thăng bậc cho các phi tần có thâm niên, muội mạn phép dò xét thánh ý, có thể thấy là ngài không muốn để người mới đè đầu người cũ. Giờ mà mang long thai, có khi lại phải cầu xin vị nương nương nào đó cho thăm con cũng không chừng. Tuy nói bọn trẻ là con cái thiên gia, phi tần cung nhân không dám ngược đãi, nhưng nếu ngấm ngầm ra tay, chúng ta cũng không cách nào ngăn trở. Trông chờ vào người khác, chi bằng dựa vào chính mình, tính toán cho con trẻ nhiều hơn. Thấy hai tỷ muội Tôn, Liễu nét mày cau chặt, thần sắc trầm trọng hẳn lên, Lâu Nguyệt Dao có lòng dẫn dắt, bèn nhân cơ hội cảm khái: - Triệu chiêu dung đã từng sảy thai một lần. Bệ hạ áy náy với chiêu dung, chắc chắn phải che chở rất mực. Bệ hạ không phải người lòng dạ sắt đá, đến Thôi thứ dân mà ngài còn hậu đãi. Nhưng kết cục thế nào, hai vị tỷ tỷ đã nhìn thấy đó. Nhắc đến cũng tội nghiệp, không biết thị đắc tội với vị nương nương nào... Ngưng một lát, nàng lại lắc đầu, thở dài:- May mà không liên lụy đến cả nhà. Kiếp trước, Lâu Nguyệt Dao ngửi thấy mùi âm mưu từ câu chuyện này ngay từ buổi đầu xảy ra, nhưng phải đến khi sắp chết, nàng mới lờ mờ suy đoán được một phần chân tướng. Thôi thị là một trong số ít những tú nữ nổi bật. Vì lí do chính trị, Từ Tố Chiêu nhất định phải vào cung. Lâu Nguyệt Dao nổi danh xinh đẹp tài tình, nhưng chỉ là con gái quan nhỏ, vào cung rồi chim khôn phải chọn cành mà đậu, không đáng lo. Thôi thị vừa có tài mạo vừa có gia thế, e sẽ trở thành một đối thủ đáng gờm. Lâu Nguyệt Dao vẫn còn nhớ, có một hôm Thôi thị được nữ quan dạy nghi lễ khen là có phong phạm cung phi. Thị đắc ý quá, nhịn mãi không cầm lòng được, bèn huênh hoang trước mặt vài tú nữ rằng:- Cung phi thì có là gì? Mai sau ta phải chính vị Khôn Nghi* kìa!Thôi thị dã tâm lồ lộ, vào tầm ngắm của vị nào đó âu cũng chẳng khó đoán. Chuyện khó nói là việc Hoàng thái phi xen vào che chở cho thị. Hoàng thái phi dùng đạo hiếu o ép Hoàng đế nhượng bộ. Chiêu số này không thể dùng nhiều lần, nhất là khi Hoàng thái phi không phải sinh mẫu của Hoàng đế. Một thần tử có thể được hưởng ân trạch đế vương dài lâu, ắt không thể phạm vào điều cấm kị của bậc quân vương. Thần tử có công ắt được đế vương hậu đãi, nhưng nếu cứ treo công lao bên mép mình, thường xuyên dùng công huân v ép Hoàng đế phải chiều theo ý mình thì chắc chắn rồi sẽ có một ngày, bậc để vương không thể chịu đựng được nữa. Công phò tá lớn lao sẽ biến thành công cao lấn chủ. Khi ấy nàng đã nghĩ, Hoàng thái phi tội gì phải mạo hiểm rước lấy nghi kị? Sau khi biết được chuyện xưa hoang đường, nàng không còn cảm thấy khó hiểu nữa. Nếu nàng là Hoàng thái phi, chắc chắn nàng cũng chọn làm vậy. Không muốn che chở cũng buộc phải che chở!Chú thích:*Ty Tịch: vừa là tên một ty thuộc cục Thượng nghi, vừa là chức quan đứng đầu ty này. * Xử giảo: hình phạt thắt cổĐiều 8 quyển III chương Thông gian, Quốc Triều Hình Luật (bộ luật triều Lê Sơ), bản dịch đăng tải Thư viện pháp luật chép:“Gian dâm trong cung cấm thì xử tội chém. Đương có tang cha mẹ hay tang chồng mà gian dâm cũng xử tội chém. ”Tuy nhiên trong trường hợp này, không thích hợp công khai tội trạng của Thôi thứ dân, với Thôi thị cũng đang có thai nữa, nên Mèo để tội treo cổ. Về sau xử ban rượu độc cho đỡ máu me. * Khôn Nghi: có nhiều nét nghĩa, tuy nhiên nét nghĩa thông dụng nhất, được dùng trong trường hợp này là ám chỉ bậc mẫu nghi thiên hạ tức Hoàng hậu. Khôn tức quẻ Khôn tượng trưng cho đất, đối ứng với Càn tượng trưng cho trời. Quẻ Càn cũng ám chỉ bậc đế vương. (1)Trong truyện Mèo cũng dùng Khôn Nghi làm tên cung Hoàng hậu ở. Do Hoàng hậu Nhân Cung mất rồi, vua Nguyên Hựu chưa lập tân hậu, cung Khôn Nghi trước đó chỉ có công chúa Vĩnh Xuân ở thôi. Nay công chúa chuyển tới cung Phồn Dương, thế là cung Khôn Nghi bỏ trống.