Như một thông lệ bất thành văn, mỗi khi hoàn thành một trăm chương truyện, tác sẽ viết một chương giải thích những thắc mắc của đọc giả, cũng như giải thích những vấn đề mà tác cho là còn chưa được đề cập rõ ràng trong truyện. Hôm nay tác sẽ dùng thời lượng của bài này để nói về hai việc, hay nói đúng hơn là giải đáp thắc mắt của hai bạn đọc giả đã gửi đến tác từ rất lâu rồi, mà đến nay tác mới có dịp trả lời thật cặn kẽ. Đầu tiên, có một đọc giả từng hỏi tác, tại sao tác là người Việt Nam, lại cho nhân vật chính là người bên Trung Quốc để sáng tác truyện. thực ra có rất nhiều nguyên nhân khiến tác không chọn nhân vật chính là người Việt Nam để viết truyện này, tác sẽ giải thích như sau. cơ bản vì tác là người cầu toàn, tác không thích một sự bất bình thường nào đó xuất hiện trong tác phẩm của mình, tác nếu đã quyết định viết tiên hiệp, thì nó sẽ là tiên hiệp, phong cách chuẩn, sau này tác viết ngôn tình, hiện đại, huyễn huyễn, linh dị, nếu bối cảnh là ở Việt Nam, hoặc xây dựng bối cảnh giống ở Việt Nam, tác sẽ chọn nhân vật là người Việt Nam cho phù hợp. còn đối với Hàn Thiên Ký, bối cảnh giống với Trung Quốc thời cổ, vậy nên tác không muốn tạo một thế giới có sự bất thường vượt ngoài sự cho phép của khuôn mẫu. ví dụ nhé, tác không thích trên một cái vách tường gạch xây cực đẹp, tự nhiên có một viên gạch không cùng loại xen vào, hay là một đám học sinh mặc đồng phục áo trắng quần tây xanh để chụp hình tốt nghiệp, tự nhiên có một đứa bận áo đỏ chen ngang, nó không hòa hợp với môi trường một chút nào. vài cái sự bất bình thường ở đây chính là nhân vật chính, cùng nền tảng câu chuyện, rất rõ ràng dù là tiên hiệp hay kiếm hiệp, tất cả đều có xuất phát điểm từ bên Trung, tác mượn cái cách hình thành câu chuyện của người ta, toàn bộ mọi tình tiết của người ta, xong đưa một nhân vật vốn chẳng liên quan gì đến những thứ đó vào thế giới ấy, ngay lập tức nhân vật chính giống như một viên gạch khác loại, hay một người bận áo đỏ vừa đề cập. tác đang nói đến bản chất của thế giới trong truyện, chứ không phải nói đến bối cảnh trong truyện nhé, nếu nói bối cảnh thì đại thiên giới đối với ai chả mới?, nhưng vì bản chất nó là một thế giới phong kiến cổ đại Trung Quốc, mà đa phần nhân vật đều xây trên khuôn mẫu ấy, từ nhà cửa, phong tục tập quán, văn hóa, trang phục, cách các môn phái được xây dựng, cách hình thành các gia tộc, những mâu thuẫn cốt lõi vv... , tất cả đều là từ văn hóa Trung Quốc cổ mà ra. ráp một người Việt Nam với những nét văn hóa riêng vào môi trường như thế, rất nhiều vấn đề sẽ phát sinh, từ việc đầu tiên, đó là nhân vật chính kia vì sao biết đến chuyện tu tiên?, từ lúc cha sinh mẹ đẻ ở Việt Nam, hắn có tiếp xúc qua môi trường tương tự ư???. Tiếp theo nếu đã phải tạo một bối cảnh để nhân vật chính có được công pháp tu luyện, thế thì mấy cái bí kíp ấy sao lại xuất hiện ở Việt Nam được???, lẽ nào là người bên Trung đem qua???. Mà nhân vật không biết tu luyện, tiến triển cao được không???, để người này hoàn toàn không biết gì xuyên đến đại thiên giới, tác phải tạo ra tông môn, người hướng dẫn tu luyện, và rất rất nhiều thứ khác nữa, mà dự định ban dầu của tác, chính là biến Hàn Thiên thành nhân vật dùng những cái hay ở một hạ thế giới như trái đất, tung hoành ngang dọc ở nơi rộng lớn như đại thiên giới. Chung quy tác muốn tạo nên một nhân vật trưởng thành, chửng chạc, có thể tự lập, tự tạo công pháp, tự làm tất cả, bình thường những tác giả khác thích theo mô típ nhân vật chính được thừa hưởng thành tựu của một nhân vật thiên tài nào đó trong quá khứ. Công pháp nhân vật chính luyện là do người khác sáng tạo, võ kỹ, thần thông, binh khí vv…, tất cả đều có những người xuất chúng đi trước truyền lại, những mô típ cũ ấy quan niệm, thừa kế dễ hơn tự tạo, nhưng nếu ban đầu không có ai tạo, làm sao có thứ mà thừa kế???. Hàn Thiên là một người tôn tạo, không phải một người thừa kế, hắn là một thiên tài, tác không giấu điều đó, nhưng con đường của thiên tài chưa chắc đã bằng phẳng hơn những người bình thường. Vậy đấy, tác muốn tạo ra một nhân vật tháo vát hiểu nhiều biết rộng, biết đối nhân xử thế, có mưu lược, có đảm lược, có bá khí, có trí tuệ, có kinh nghiệm trận mạc. Chọn một người Việt Nam có hết những tố chất ấy, thực sự là quá khó. Chung quy lại, những điều bất bình thường mà tác không muốn nó xuất hiện trong Hàn Thiên Ký bao gồm, nhân vật hiện đại xuyên về cổ đại, dù là người nước nào, nó cũng không được phép xuất hiện trong truyện, vậy nên Hàn Thiên mới là người sống ở cổ đại, xuyên qua một thế giới cổ đại khác. tác cũng chả thể nghĩ là mình sẽ viết nhân vật tên Hoàng tên Long tên Đức vào truyện kiểu gì???, căn bản nó vi phạm nguyên tắc không đồng dạng. nếu nói để một người Việt cổ xuyên đến đại thiên giới, tác cũng có thể nghĩ ra hàng ngàn cách, thế nhưng nếu sau này tác cần liên hệ giữa hai thế giới, thế thì làm kiểu gì?, ai xem truyện rồi cũng từng thấy qua, Hàn Thiên đã lên thuyền đến châu Âu, học hết võ công trong thiên hạ, học được Tiên thuật, Phật Gia công pháp, là một kẻ lớn lên trong bất hạnh, trãi qua đủ thứ chuyện. bây giờ kêu một người Việt cổ làm được hết những thứ đó, tác phải bẻ lái bao nhiêu pha?, dàn dựng thêm bao nhiêu hoàn cảnh nữa. và các bạn biết gì không?, cuộc sống ở Việt Nam ngàn năm trước, đa phần không được nói một cách sinh động trong các tác phẩm mà tác từng biết, vì thế để mô tả đúng về một nhân vật kiểu vậy, vấn đề đặt ra là rất khó?. Nói chung thì việc Hàn Thiên là người Trung Quốc đã được tác biên kịch từ đầu, vì thân phận ấy phù hợp với bối cảnh tiên hiệp, sau khi kết thúc truyện này, tác có thể sẽ viết một vài bộ truyện khác, có bối cảnh là ở Việt Nam, về các thể loại như mạt thế, ngôn tình, phiêu lưu vv…, đó là hoài bảo của tác, cũng là lời hứa với những đọc giả luôn muốn có một câu chuyện với nhân vật chính là người Việt. Chung quy lại thì chuyện nào ra chuyện đó, thể loại văn học của Trung Quốc thì nhân vật chính là người Trung sẽ hợp lý hơn, câu chuyện có nhân vật chính là người Việt Nam, tác sẽ để dành cho một bối cảnh khác thích hợp hơn. Và đó là tất cả những gì tác muốn trả lời cho câu hỏi, tại sao tác lại chọn nhân vật chính là người Trung Quốc, chứ không phải người Việt để viết Hàn Thiên ký. Tiếp theo tác sẽ nói về câu hỏi thứ hai mà có một đọc giả từng thắc mắc, và tác nghĩ là không chỉ riêng vị đọc giả này, mà rất nhiều bạn đọc giả khác cũng có chung câu hỏi tương tự, vậy nên sẵn đây tác sẽ giải thích cặn kẽ một lần nữa. Câu hỏi đó nói về phân loại chức nghiệp, và phân cấp cảnh giới trong Hàn Thiên Ký. Thì nếu ai đọc kỹ hết bộ truyện, cũng sẽ sơ lượt có cho mình một cái nhìn tổng quát về vấn đề này, nhưng để tìm những điều cần biết trong hơn một triệu chữ của bộ truyện cho đến hiện tại, thì hẵn là không phải việc dễ dàng. Vậy nên ở đây tác sẽ tổng hợp cho các bạn đọc giả một lần, cứ coi đây là một cái hệ quy chiếu, để các bạn đo lường thực lực của những nhân vật trong truyện nhé. Đầu tiên phải nói về bối cảnh trước, đại thiên giới là một thế giới mở, ai từng đọc qua thể loại tu tiên nhiều chắc cũng không lạ gì đại thiên giới, bởi hầu hết những nhân vật phi thăng từ hạ thế giới, đều sẽ đến một đại thế giới nào đó, sau đó nếu có, sẽ tiếp tục phi thăng lên những giới cao hơn như tiên giới, hay thần giới. Thì đại thiên giới nó cũng như vậy, nó là một trong ba ngàn thế giới lớn, chỗ cao cấp hơn hạ thế giới là trái đất một bậc, nhưng mà đại thiên giới không phải là một đại thế giới tầm thường, nó ở cái tầm thuộc hàng cao nhất trong ba ngàn đại thế giới. Là nơi gần giống với tiên giới nhất, và cũng gần tiên giới nhất, bởi vậy cho nên, theo mô típ của thể loại tiên hiệp, rất nhiều thể loại người tu luyện từ các hạ thế giới, lúc phi thăng đến đại thiên giới, cũng sẽ mang theo kinh nghiệm tu luyện đặc thù ở thế giới cũ. Những đại cường giả từ hạ thế giới phi thăng lên, sẽ kiến tông lập phái, lưu lại cách thức tu luyện của mình ở đại thiên giới, lâu dần hình thành nên sự đa dạng về chức nghiệp ở đại thiên giới. Tác không nói ở đại thiên giới chỉ có tám chức nghiệp tu luyện mà tác sẽ kể sau đây, nhưng tám chức nghiệp đã từng xuất hiện, sắp xuất hiện, hoặc xuất hiện loáng thoáng, đều là những chức nghiệp phổ biến nhất, vậy nên các bạn chỉ nên quan tâm đến tám chức nghiệp này, và tám chức nghiệp trong một bộ truyện thực sự là khá nhiều rồi. Đầu tiên liệt kê hết một lượt tám chức nghiệp ấy trước, chúng bao gồm. -luyện thể giả. -tu tiên giả. -kỵ sĩ. -ma pháp sư. -võ giả. Năm thể loại chức nghiệp này là của nhân loại. Kế đến là. -yêu đạo. Chức nghiệp tu luyện của yêu thú. -ma đạo. Chức nghiệp tu luyện của ma tộc. -tà đạo. Chức nghiệp tu luyện của tu la tộc. Tổng quát lại, mỗi đạo đều sẽ phân thành, các cấp lớn, mỗi cấp lớn có ba cấp nhỏ, nhưng thực sự thì các cấp nhỏ chỉ để các nhân vật cùng chức nghiệp xo xánh với nhau, chứ khác chức nghiệp thì chuyện hơn kém nhau còn phải xét đến nhiều yếu tố khác nữa, vậy nên các tiểu cảnh giới các bạn đọc giả đừng quá quan tâm. mặc dù trong truyện tác cũng đã lờ mờ nhắc đến vấn đề này rồi, rằng thập nhị trọng hóa thiên công của Hàn Thiên có mười hai tầng, tứ thiên luyện thần thể có bốn thiên, mỗi thiên ba cảnh giới nhỏ, cộng lại cũng là mười hai, nhưng sẵn đây tác sẽ khẳng định luôn, trong khuôn khổ đại thiên giới, kẻ mạnh nhất chỉ có thể đạt đến đại cảnh giới thứ chín ở tất cả các chức nghiệp, cao hơn sẽ là một khung trời khác. Được rồi bây giờ sẽ nói cụ thể đến các chức nghiệp nhé. *Đầu tiên sẽ nói về võ giả, chức nghiệp phổ biến nhất ở đại thiên giới, với tỷ lệ xuất hiện là 700/1000, tức là bốc ra ngàn người thì có 700 người là võ giả. Các đại cảnh giới từ 1-9 bao gồm. 1 Võ đồ, 2 võ giả, 3 võ sĩ, 4 võ sư, 5 đại võ sư, 6 võ tông, 7 võ vương, 8 võ hoàng ,9 võ tôn. ở mỗi đại cảnh giới phân làm, sơ, trung, cao tầng, và cao tầng sắp đột phá đại cảnh giới tiếp theo, gọi là đỉnh phong, nhưng đỉnh phong không được tính là một tiểu cảnh giới, mặc dù xo với cao tầng mới đột phá thì mạnh hơn đáng kể. nói thêm về một số đặc điểm của võ giả. -phổ biến: nghề phổ biến nhất. -độ khó khi tu luyện: dễ tu luyện nhất. -chiến lực: dù các chỉ số tấn công, phòng thủ, hồi phục, biến ảo vv…, đều cực kỳ cân bằng, nhưng vì không có điểm gì quá nổi trội, nên xo với các chức nghiệp khác thì thuộc hàng yếu nhất, chỉ có thể thắng nhờ chênh lệch cấp bậc, (đây chính là thang đo sức mạnh đối với các chức nghiệp khác)-phát triển: khá toàn diện, có thể theo nhiều hướng. -loại lực lượng sữ dụng: đấu khí. -kỹ năng cơ bản: võ kỹ. -kỹ năng đặc trưng: giới vực. *Tiếp theo là ma pháp sư, các đại cảnh giới từ 1-9 bao gồm. 1 Ma Pháp học đồ bậc 1, 2 ma pháp học đồ bậc 2. 3ma pháp học đồ bậc 3, 4 ma đạo sư, 5 đại ma đạo sư, 6 ma đạo tông sư, 7 ma Pháp vương, 8 trung địa vương, 9 thượng thiên vương. Mỗi đại cảnh giới phân làm, sơ đẳng, trung đẳng, cao đẳng, đồng dạng có tiểu cảnh giới phụ là đỉnh phong. -phổ biến: tỷ lệ 300/1000, cứ một ngàn tu luyện giả thì có 300 kẻ là ma pháp sư là nghề phổ biến thứ 2 sau võ cảnh. -độ khó khi tu luyện: khó hơn võ cảnh, cần tư chất đặc thù, không theo được ma pháp sư mới theo võ cảnh. -chiến lực: tuy có vài nhược điểm là khá chập chạp, ra đòn lâu, sức phòng ngự thấp, nhưng do uy lực công kích lớn, độ biến ảo cao, ma pháp sư vẫn được đánh giá chiến lực nhỉnh hơn võ giả đồng cấp một chút, nhưng sự chênh lệch này vẫn là không quá lớn. -phát triển: sức công kích, khả năng phụ trợ. -loại lực lượng sữ dụng: tinh thần lực. -kỹ năng cơ bản: ma pháp-kỹ năng đặc trưng: bố trận. *Kỵ sĩ đoàn, các đại cấp bậc từ 1-9 bao gồm. 1 Kỵ sĩ thực tập, 2 kỵ sĩ chính quy, 3 kỵ sĩ thượng đẳng, 4 địa lang kỵ quân, 5 hần hổ kỵ quân, 6 ưng khiếu kỵ quân,7 nhân trung tướng quân, 8 hoành địa tướng quân, 9 Thiên không tướng quân. Mỗi đại cảnh giới phân làm, sơ cấp, trung cấp, cao cấp, đồng dạng có tiểu cảnh giới phụ là đỉnh phong. -phổ biến: tỷ lệ xuất hiện là 100/1000, là nghề phổ biến thứ 3 trên đại thiên giới. -độ khó khi tu luyện: thuộc dạng khá khó, cần thiên phú về mảng nuôi dưỡng và thấu hiểu tâm lý yêu thú, thiên phú về mặt tu luyện võ cảnh, kỳ ngộ và công pháp vv…, nói chung là khó tu luyện hơn võ cảnh và ma pháp. -chiến lực: mạnh hơn tu sĩ đồng cấp phía võ cảnh và ma pháp rất nhiều, cụ thể là hơn hai tiểu cảnh giới, ví dụ ở đại cấp bậc số 3 là kỵ sĩ thượng đẳng, và ở tiểu cảnh giới đầu tiên là sơ đẳng, phía kỵ sĩ có chiến lực cơ bản mạnh bằng một võ giả ở đại cảnh giới thứ 3 là võ sĩ, nhưng ở tiểu cảnh giới cao tầng, như vậy phía kỵ sĩ mạnh hơn phía võ giả đúng hai tiểu cảnh giới khi xo xánh, và nếu lên đến tiểu cảnh giới trung cấp ở mọi đại cảnh giới, phía kỵ sĩ mạnh bằng một võ giả sơ tầng trên hắn đúng một đại cảnh giới, xo với ma pháp sư cũng là như vậy. -phát triển: sức công kích, biến ảo. -loại lực lượng sữ dụng: đấu khí kết hợp với yêu lực của yêu thú tọa kỵ. -kỹ năng cơ bản: hợp kỹ với tọa kỵ. -kỹ năng đặc trưng: khí hồn hợp nhất. Tiếp theo là một chức nghiệp của nhân vật chính, tu tiên đạo, vì là chức nghiệp có tuổi thọ cao nhất, nên tác ghi vô đây luôn để các bạn đọc giả đối chứng với một số tình huống trong truyện, (đa phần các chức nghiệp khác đều không bất tử ở cảnh giới thứ 9, trừ tu tiên đạo), từ 1-9 các đại cảnh giới của tu tiên đạo bao gồm. 1 Khai Thiên(150 tuổi), 2 thoát thai (300), 3 kim đan (600), 4 nguyên Anh (1000), 5 hóa thần (3000), 6 luyện hư (9000), 7 hợp thể (30000), độ kiếp (900000), thiên tiên (trường sinh bất lão, không chết vì già yếu), (đơn vị tính là năm ở trái đất, đổi qua năm ở đại thiên giới thì lấy số tuổi thọ chia cho 4). Phân làm sơ kỳ trung kỳ, hậu kỳ, có tiểu cảnh giới phụ là đỉnh phong. -phổ biến: tỷ lệ 10/1000, hầu như không xuất hiện ở những vùng khác ngoài thần châu, nên hầu như ở Đông bộ châu, rất ít người biết Hàn Thiên là tu tiên giả. -độ khó khi tu luyện: rất khó, yêu cầu cao hơn cả kỵ sĩ, người tu luyện cần có linh căn, kỳ ngộ, công pháp vv…-chiến lực: rất khó để xác định, có kẻ phế thì yếu hơn cả võ giả đồng cấp, suốt ngày chỉ biết trồng linh dược, luyện đan, luyện khí, dưỡng thân, trường thọ, có kẻ mạnh biến thái ăn đứt cả kỵ sĩ đồng cấp. -phát triển: khả năng bảo mệnh, công kích, phụ trợ, biến ảo. -loại lực lượng sữ dụng: linh lực (2-8), tiên lực (9-…)-kỹ năng cơ bản: linh kỹ (2-8), tiên thuật (9-…)-kỹ năng đặc trưng: (ẩn) sống lâu hơn tu sĩ cùng đại cảnh giới ở các nghề khác. Cuối cùng là nghề còn lại của nhân vật chính, Luyện thể giả, từ 1-9 các đại cảnh giới bao gồm. 1 Cường Thân, 2 cố mạch, 3 cường cốt, 4 thần thông kỳ, 5 bản mệnh thần thông, 6 ngũ hành thần thông, 7 pháp tướng sơ hiện, 8 pháp tướng ngưng thực, 9 pháp tướng toàn hiện. Các tiểu cảnh giới phân làm tiểu thành, sơ thành, đại thành, có tiểu cảnh giới phụ là đỉnh phong. -phổ biến: 1/1000, là chức nghiệp có ít người theo nhất, 1000 người mới có 1 người chọn tu luyện thể đạo, nhưng nhiều khi còn bỏ ngang giữa chừng. -độ khó khi tu luyện: cực kỳ khó, là chức nghiệp khó tu luyện nhất, tuy ai cũng có thể tu luyện, nhưng những kẻ thành công chỉ có những kẻ kiên trì nhất, chịu khó nhất, thiên phú cao nhất, tư chất tốt nhất, may mắn nhất, có kỳ ngộ cao nhất vv. . -chiến lực: mạnh nhất trong tất cả các nghề, vừa đột phá một đại cảnh giới, đã mạnh bằng võ giả hay ma pháp sư mạnh hơn đúng một đại cảnh giới, nếu là kẻ tu luyện được ngân thân hoặc kim thân, khoảng cách sức mạnh có khi lên đến một đại cảnh giới, cộng thêm một tiểu cảnh giới. -phát triển: sức công kích, sức phòng ngự. -loại lực lượng sữ dụng: linh khí (1-3), chân nguyên lực (4-9). -kỹ năng cơ bản: đấu pháp. -kỹ năng đặc trưng: thần thông thuật. Tác đã nói xong về phân cấp tu vi của nhân loại, tiếp theo sẽ là phân cấp tu vi phi nhân loại. Đầu tiên là yêu đạo, từ 1-9 bao gồm. Từ cấp 1, 2, 3, 4, 5, 6, vẫn chỉ gọi là yêu thú, đến cấp 7, 8, 9, gọi là đại yêu, kèm danh tự hoặc danh hiệu của chúng, ví dụ “đại yêu cấp 7 Liệt Phong báo”, từ cấp 7, 8, 9 yêu thú bắt đầu có khả năng hóa hình, càng gần cấp 9 càng giống người, đạt đến cấp 9 trừ khi hiện chân thân, nếu không có thể coi như yêu nhân, hoàn toàn không khác gì con người. Các tiểu cảnh giới sơ giai, trung giai, cao giai. -phổ biến: 999/1000 yêu thú chọn tu yêu đạo. -độ khó khi tu luyện: không thể nói chính xác, vì hầu như mỗi giống loài yêu thú đều có cách tu luyện riêng. -chiến lực: mạnh hơn võ giả và ma pháp sư đồng cấp một tiểu cảnh giới, tức là yêu thú cấp 3 sơ giai mạnh bằng võ sĩ trung tầng. -phát triển: khá toàn diện theo nhiều hướng. -loại lực lượng sữ dụng: yêu lực-kỹ năng cơ bản: kỹ năng thức tĩnh theo từng cấp đột phá, (không cần tu luyện)-kỹ năng đặc trưng: (ẩn) đạt đến cấp 7 có thể đổi qua tu luyện các công pháp của con người, hay tu la hoặc ma tộc, nhưng thường rất ít yêu thú chọn làm vậy. Do tu la tộc và ma tộc chưa xuất hiện trong truyện, thế nên hệ thống phân cấp này chỉ dừng ở đây thôi, sau này tác sẽ hé lộ từng phần trong mạch truyện chính, và bổ sung ở những bài viết kỹ niệm lần sau. Và đó cũng là tất cả những gì tác muốn chia sẽ ở bài này, các bạn đọc giả có bất kỳ thắc mắc nào về Hàn Thiên Ký, đừng ngần ngại comment lên box chat, hoặc gửi email cho tác, tác nhất định đọc kỹ, nếu thấy cần thiết trả lời, tác nhất định trả lời thật chi tiết. Biết đâu nhờ có các bạn đọc giả kiễm tra giúp, tác có thể sửa lại những chổ chưa hợp lý, hoặc những hạt sạn có trong truyện không chừng (: