Giấc Mộng Thanh Xuân

Chương 18: Sự bất thường của thầy

25-09-2024


Trước Sau

Từ khi bị thầy phạt đứng lên ngồi xuống, cả lớp có ngoan hơn một chút.
Nhưng chỉ dựa vào những hình phạt đó mà để cho lớp hoàn toàn ngoan ngoãn thì có lẽ là rất khó.
Bởi vì lớp đang dần căm ghét thầy, thầy ấy không giống những giáo viên khác sẽ thiên vị những bạn ngoan ngoãn chăm học.
Tất cả thầy đều xử phạt như nhau.
Dù ngoan hay hư, dù là lần đầu hay nhiều lần cũng đều bị phạt.
Mấy lần thầy đưa ra hình phạt cũng hơi cực đoan, có một bạn nữ bị bạn bè giấu cặp nên không thể chép bài liền bị thầy phạt đi nhổ cỏ.
Bạn ấy rất uất ức vừa đi vừa khóc nhưng thầy không quan tâm vẫn tiếp tục giảng bài.
Đến khi gần tiết cuối thì tôi mới thấy bạn ấy cầm cặp đi lên lớp.
Thấy thầy là một người cứng nhắc có chút bảo thủ nên lớp cũng không còn thích thầy như trước.
Những bạn nào từng tự nhận mình fan trung thành của thầy chủ nhiệm, chỉ sau một lần bị phạt thì ngay lập tức quay ngoắt 180 độ.
Còn bây giờ đang trong giờ học, mỗi người đều mang một vẻ mặt vừa nghiêm túc lại vừa lo lắng.
Cả lớp bị thầy dạy môn Địa Lý hỏi tội, có bạn nào đó lén viết linh tinh vào sổ đầu bài.
Thầy đã hỏi hết 20 phút mà không có ai đứng lên nhận tội, thấy ấy vừa đe dọa vừa khuyên dăn nhưng đến cùng người đó vẫn rất lì lợm không chịu nhận tội.
Sau cùng thầy nói một câu làm cả lớp ai cũng phải sợ hãi.
"Thầy đã hết lời khuyên răn mà không có ai chịu đứng ra nhận tội.
Nếu đã vậy thì để cho thầy chủ nhiệm của các em giải quyết.
" Ai mà không biết thầy ấy là một người nói ít làm nhiều, nếu không có ai nhận thì chắc chắn cả lớp sẽ bị phạt cho đến khi có người nhận tội mới thôi.
Mọi người đều quay ra nhìn nhau, chỉ mong có ai đó chịu đứng ra nhận tội.
Nhưng đến cùng, cũng chỉ là một không gian lặng thinh.
Cho đến khi thầy ấy bước xuống khỏi bục giảng sắp ra đến cửa thì mới có một bạn nam ngồi ở bàn cuối đứng lên.
Duy Tùng không dám nhìn lên bảng, cúi xuống nhìn bàn học mà nhỏ giọng nói "Thưa thầy, là em làm ạ.
" Nghe thấy có người nhận tội, thầy lập tức quay về bàn giáo viên.
"Tại sao em lại viết linh tinh vào sổ đầu bài?" Thầy không tỏ ra tức giận mà dịu giọng hỏi lại cậu ta.
"Em...
em bị thầy Khang...
thầy Khang phạt...
phạt...
cho nên...
" Cả lớp khi đó đều nhìn chằm chằm vào Duy Tùng, mỗi người đều mang vẻ mặt khác nhau.
Chỉ có Duy Tùng vừa sợ hãi vừa lo lắng, tôi phát hiện ra mỗi từ cậu ta nói đều sẽ bất giác đưa mắt nhìn Văn Hoàng ngồi bên cạnh.
Những bạn ngồi gần đó cũng nhìn cậu ta nhưng không ai nói gì.
"Tội của em không nhỏ nên thầy không thể nào tha tội cho em được.
Thầy sẽ phải đưa em lên gặp ban giám hiệu nhà trường.
" Thầy dạy Địa là một giáo viên đứng tuổi, sắp nghỉ hưu.
Đôi mắt của thầy cũng đã mờ nên không thể nhìn rõ phía dưới.
Duy Tùng đi theo thầy nhưng không quên đưa ánh mắt cầu cứu đến cả lớp.
Ai mà không biết cậu ta nhận tội thay cho Văn Hoàng, chỉ là mọi người phần nào cũng e ngại Văn Hoàng.
Vả lại Duy Tùng là kẻ gió chiều nào theo chiều đấy lại hay thích nịnh bợ Văn Hoàng nên không có ai thích cậu ta.
Kể cả tôi cũng vô cùng ghét cậu ta, vì Duy Tùng luôn lợi dụng việc là bạn của Văn Hoàng mà kiếm chuyện với tôi.
Đối với tôi, cậu ta chỉ là một kẻ không đáng để mắt tới.
Không xứng có bạn bè.
Không biết sau đó nhà trường đã nói gì mà khi về lại lớp Duy Tùng hùng hùng hổ hổ tìm đến Văn Hoàng, không còn giữ vẻ khép nép sợ sệt.
Đôi mắt gợn đỏ lên trông rất dữ tợn, trong đôi mắt đó cũng đọng lại một tầng nước mắt.
Có lẽ hình phạt nhà trường đưa ra quá lớn với cậu ta, làm cho Duy Tùng không còn sợ hãi gì mà trước mặt giáo viên đi cùng cậu ta trước mặt tất cả lớp xông đến chỗ Văn Hoàng.
Hai tay nắm chặt, đấm liên tục vào mặt cậu ta.
Văn Hoàng lúc này chưa kịp phòng bị chỉ đưa cánh tay lên che mặt của mình.
Có mấy bạn ngay lập tức đứng dậy ngăn cản, giáo viên cũng đi vào tách hai người ra.
"Thưa cô, bạn Duy Tùng không phải người viết vào sổ đầu bài đâu ạ.
" Lúc này Thúy Mai không nhịn được mà đứng lên bênh vực cho Duy Tùng.
Vài bạn đứng lên phụ họa.
"Không phải bạn Duy Tùng ạ.
" "Bạn Duy Tùng không dám làm đâu ạ.
" "Người viết là Văn Hoàng ạ.
" Thấy có người nói giúp mình nên Duy Tùng cũng dần bình tĩnh lại.
Giáo viên đi cùng Duy Tùng lên lớp, tỏ ra tức giận nói "Duy Tùng vừa bị nhà trường phạt đình chỉ học một tháng, giờ cả lớp lại nói không phải do bạn ấy làm là thế nào? Tất cả xem ban giám hiệu là trò đùa sao?" Đình chỉ học một tháng, bảo sao cậu ta lại tức giận như vậy.
Duy Tùng bề ngoài tuy rất nghịch ngợm nhưng bên trong lại vô cùng nhát chết, rất sợ bị phạt và sợ nhất là bị phụ huynh phát hiện.
Tiết học Địa bị xem thành giờ phán xử, cô giáo kia đã đi gọi thầy chủ nhiệm lên giải quyết.
Thầy ấy ngồi trên bàn giáo viên, tay xoay xoay viên phấn nhỏ.
Mắt không nhìn xuống dưới lớp mà nói.
"Lớp trưởng, tường thuật lại sự việc.
" Lớp trưởng đứng dậy lo lắng liếc nhìn xung quanh rồi mới bắt đầu tường thuật lại "Dạ, chuyện là...
" Tuy lời nói của lớp trưởng không rõ ràng cũng không mạch lạc, có chỗ to có chỗ nhỏ.
Nhưng thầy vẫn im lặng lắng nghe, chưa đợi lớp trưởng nói xong thì thầy đã lên tiếng.
"Lúc đấy em có biết Duy Tùng nhận tội thay cho Văn Hoàng không?" Thầy đột nhiên nhìn thẳng vào mắt của lớp trưởng, làm bạn ấy ấp úng không nói nên lời "Dạ...
em...
thật ra em...
" Thầy ấy lại nhìn cả lớp rồi hỏi "Cả lớp có ai biết không?" Mọi người không dám nói chỉ im lặng nhìn nhau.
Còn Duy Tùng thể hiện rõ ràng sự đắc ý trên gương mặt.
Cậu ta thấy thầy hỏi tội cả lớp, đoán chắc mình sẽ không bị đình chỉ học.
Thầy lại hỏi một câu nữa "Các em cảm thấy mình có đáng bị phạt không?" "Có ạ.
" Không biết lớp lấy dũng khí ở đâu mà đồng thanh trả lời, có lẽ là mong muốn sự khoan hồng từ thầy.
"Lớp trưởng, em nói xem nên phạt cả lớp như thế nào?" Lớp trưởng do dự mất một lúc rồi mới lên tiếng"Chép...
chép phạt 20 lần nội quy ạ.
" Hình phạt này có hơi nhẹ, mọi người đều nghĩ thầy ấy sẽ từ chối nhưng ngược lại, thầy không từ chối.
Mà còn cho lớp thêm cơ hội.
"Tuần sau nộp đầy đủ.
" Không phải đi lao động hay bị gánh chịu hình phạt khắc nghiệt, mọi người đều buông bỏ sự sợ hãi trong lòng.
Lúc này thầy mới nói đến chuyện của Văn Hoàng và Duy Tùng.
"Văn Hoàng, em cảm thấy mình đi học là vì cái gì?" Thầy không trực tiếp nhắc đến việc cậu ta viết vào sổ đầu bài mà nói chuyện một cách vòng vo.
Làm cho lớp không thể hiểu, thầy đang nghĩ gì.
Thấy Văn Hoàng không trả lời nên thầy lại tiếp tục "Nếu em đi học chỉ vì ham vui thì đừng lãng phí thời gian mà hãy xin nghỉ và đi làm thêm kiếm tiền.
Còn nếu em đi học là vì tương lai của chính mình thì em nên biết thế giới của những người có đạo đức và có tri thức không dành cho những kẻ chỉ biết quấy nhiễu người khác, chỉ biết gây phiền hà cho mọi người.
Tương lai và cuộc sống của em đều nằm trong tay em, nếu em vẫn cứ tiếp tục sống như kẻ ngốc thì sau này dù em có làm gì vẫn không thể ngóc đầu lên nổi.
Tôi sẽ cho em bảy ngày ở nhà suy nghĩ về hành động của mình.
" Tất cả đều khá bất ngờ, thầy không đình chỉ học Văn Hoàng.
Mà lại nói cho cậu ta ở nhà suy nghĩ, hôm nay thầy ấy tại sao đột nhiên lại dễ tính hơn mọi ngày? Không ai biết thầy đang muốn làm gì.
Mọi người đều chung vẻ mặt muốn hỏi thầy nhưng không ai dám hỏi.
Nếu không phải nhìn thấy đôi mắt của thầy lạnh tanh không cảm xúc thì tôi còn nghĩ thầy sẽ như lúc ở nhà mà dịu dàng hơn bình thường.
Tiếp đó, thầy lại quay sang nói với Duy Tùng "Duy Tùng lần này em đã chịu hình phạt thích đáng nhưng lần sau em còn nhận tội thay và bao che người khác thì em nên biết hình phạt của mình sẽ không kém hơn so với bạn đó là bao nhiêu.
" "Vâng.
" Thầy đã giải quyết sự việc một cách khá nhẹ nhàng.
Nhẹ nhàng đến kì lạ, một người vừa mở miệng ra là phạt.
Bây giờ những hình phạt đó tuy có mà như không.
Thật sự, suy nghĩ của thầy không ai có thể theo kịp.
Cũng không ai có khả năng bắt nhịp được.
Tiết học kết thúc muộn, kết thúc trong sự ngờ vực của tất cả các bạn học trong lớp.
Văn Hoàng lúc này không nói gì chỉ lặng lẽ cất sách vở vào trong cặp và ra về.
Mỗi người đều có câu hỏi riêng mình nhưng sau một hồi không có đáp án, ai có chỗ thì về lại chỗ của mình và ngoan ngoãn chép phạt.
Do nhiều lần bị chép phạt nên tôi đã cố tình mỗi lần đều chép dư ra một hai bản.
Lần này tôi chép phạt không mất quá nhiều thời gian còn có thể làm bài tập về nhà.
Khi làm xong thì mới hơn 8 giờ tối, tôi không suy nghĩ nhiều mở điện thoại ra và nhắn tin với thầy.
[Thầy có đó không ạ?] Tôi đoán thầy sẽ không trả lời luôn nên không để tâm mà thoát ra để đọc tiểu thuyết.
Lâu nay liên đội trưởng khá bận rộn nên không mang sách cho tôi mượn, tôi chỉ đành tìm kiếm trên mạng.
Tuy đang đọc sách nhưng thi thoảng tôi vẫn thoát ra để kiểm tra tin nhắn.
Đợi cả tiếng đồng hồ không thấy có hồi âm, tôi dần mất kiên nhẫn.
Định tắt điện thoại đi ngủ thì thầy ấy lại đột nhiên nhắn tin.
[Xin lỗi, tôi phải làm việc nên không thấy tin nhắn của em.
] Hình như đây là lần đầu thầy nói xin lỗi tôi, tôi có nên cảm thấy có chút thành tựu không đây.
[Dạ, không sao.
] [Hôm nay em nhắn tin sớm vậy, đã làm xong bài tập về nhà chưa?] [Em làm xong rồi, với lại bây giờ cũng không còn sớm nữa đâu.
] Tôi định gửi thêm một câu nữa nhưng thấy thầy cũng đang soạn tin nên tôi lại xóa đi và đợi thầy trả lời.
Biểu tưởng đang soạn tin nhắn cứ ẩn rồi lại hiện, không biết thầy ấy muốn nói gì mà phải xóa đi liên tục như vậy.
[Sau ngày hôm đó, dường như ngày nào em cũng gửi tin nhắn đến.
Tôi vẫn luôn thắc mắc không biết tại sao em lại muốn nhắn tin với tôi?] Vốn muốn nói dối nhưng trước câu hỏi như vậy tôi không biết phải nói dối như thế nào, các ngón tay thành thạo viết ra những từ ngữ xuất phát từ sâu trong suy nghĩ của tôi.
[Bởi vì em thấy cô đơn, vào mỗi buổi tối cảm giác não bộ của em không có một chút tạp niệm nào.
Không có niềm vui, không nỗi buồn.
Em vừa trống rỗng vừa mơ hồ, thực sự không biết mình phải làm gì tiếp theo.
Chỉ khi nói chuyện với thầy thì em mới cảm nhận được một chút sinh khí, được nhắn tin trò chuyện với thầy làm em rất vui vẻ.
Vậy nên ngày nào em cũng nhắn tin, hy vọng là không làm phiền thầy.
] [Làm phiền thì không có, chỉ là tôi đang dần quen với việc này.
] Dần quen, vậy là thầy cũng không cảm thấy khó chịu khi bị tôi làm phiền.
Mỗi lần nhắn tin tôi đều lo lắng thầy sẽ không thoải mái nhưng không ngờ thầy lại không để ý.
Tôi ngay lập tức vui vẻ trả lời [Vậy thì ngày nào em cũng sẽ nhắn tin cho thầy.
] [Cũng được.
] Lúc này trong đầu tôi đột nhiên nghĩ đến chuyện ban sáng, tôi không thể không tò mò nên đã nhắn tin hỏi thầy [Thầy ơi em có thể hỏi thầy một chuyện được không?] [Là chuyện lúc sáng sao?] Vâng, thầy vẫn là không để cho tôi có cơ hội hỏi trước.
[Dạ, em muốn hỏi sao thầy đột nhiên lại phạt Văn Hoàng nhẹ vậy? Không giống cách thầy hay làm mọi lần.
] [Bởi vì nếu bị đình chỉ học quá lâu, em ấy chắc chắn sẽ bỏ học.
] [Nhưng mà em nhớ là lúc sáng thầy có nói cậu ta không muốn học thì hãy xin nghỉ mà.
] Tôi vừa viết vừa nhớ lại những câu mà thầy đã nói, để chắc chắn rằng bản thân không nhớ nhầm.
[Tuy nói là vậy nhưng làm gì có giáo viên nào lại muốn học sinh của mình nghỉ học giữa chừng, lại còn là năm cuối cấp.
] [Làm em tưởng bở...
] [Em tưởng cái gì?] Tưởng thầy ấy đột ngột thay đổi muốn đối xử tốt với học sinh của mình hơn nhưng tôi không nói sự thật suy nghĩ của mình mà muốn nói đùa với thầy [Em còn tưởng thầy bị mắc căn bệnh đa nhân cách.
] [Nhìn tôi giống kẻ điên lắm sao?] Tôi đang vui vẻ chờ đợi lời đáp trả từ thầy lại không ngờ thầy ấy sẽ nói ra một câu như vậy.
Tuy không hiểu ý của thầy là như thế nào nhưng dường như trái tim của tôi đã đập lệch một nhịp.
Trong đầu tôi chỉ hiện lên hai chữ chấn động và bất an.
Không có ai tự nhận mình là kẻ điên, kể cả những người điên thực sự.
Thế mà thầy ấy lại còn đang hỏi học sinh của mình rằng bản thân giống kẻ điên sao? Những ngón tay của tôi bất giác run rẩy, vừa hồi hộp vừa bất an mà viết ra một dòng tin nhắn[Thầy nói vậy là sao? Em không hiểu.
] [Bởi vì có người từng nói với tôi, những người mặc bệnh đa nhân cách đều là kẻ điên.
] Lúc này tôi mới bớt căng thẳng hơn, thầy ấy chắc chắn không thuộc dạng người thích nói mấy lời bất cần.
Là tôi đã quá lo xa rồi.
[Em không nghĩ những người mắc bệnh này là kẻ điên đâu.
] [Tôi còn tưởng suy nghĩ của em sẽ giống người đó.
] [Không có, theo em người mắc căn bệnh này chỉ là đơn giản muốn tạo ra một vỏ bọc trái ngược với tính cách thật để bảo vệ bản thân.
Họ quá thiếu thốn trong tình cảm và luôn cảm thấy không an toàn nên đã hình thành ra một tính cách khác mạnh mẽ gan dạ.
Và giúp họ nói lên suy nghĩ của mình, giúp họ làm những điều mà bản thân không dám làm.
] Tuy chưa bao giờ gặp người như vậy nhưng xem trên phim tôi đã thấy khá nhiều.
Thực sự có đôi lúc tôi còn mong muốn chính mình cũng mắc bệnh như vậy.
Mặc dù biết căn bệnh này sẽ gây ra vô vàn rắc rối mà bản thân mình lại không hay không biết.
[Suy nghĩ của em cũng thật thú vị.
] [Sao lại thú vị ạ?] Rõ ràng tôi đang nhắn rất nghiêm túc mà thầy lại nói như thể tôi vừa kể một câu chuyện cười.
[Vì nó không đơn giản như em tưởng.
] [Em biết mà.
] [Là vậy ư.
] [Xin lỗi, nhưng hình như giọng điệu của thầy là không tin em sao?] [Có lẽ là vậy.
] Tôi không nói gì mà gửi sticker hình con gấu mang biểu cảm tức giận.
Sau đó tôi và thầy đã nói những chuyện không mấy liên quan kiểu ngày mai vẫn nắng, ngày kia không mưa.
Đến khi thầy bảo đi ngủ thì mới dừng lại, tôi vẫn còn muốn nhắn tiếp nhưng lại bị thầy bắt đi ngủ.
Nhìn lên đồng hồ mới phát hiện ra đã quá nửa đêm, thì ra tôi nhắn tin với thầy nhiều tới mức quên mất cả thời gian.
Bình thường nếu không làm bài tập thì tôi sẽ đi ngủ vào khoảng 8 rưỡi đến 9 giờ, dường như tôi đang bắt đầu thức khuya chỉ vì nhắn tin với thầy chủ nhiệm.

Trước Sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!