Đi Trong Sương Mù

Chương 154: Nước sông cả thôn đang uống

21-10-2024


Trước Sau

Nước sông cả thôn đang uốngNăm giờ rưỡi chiều, hoàng hôn, dãy núi xa xa của thôn chìm trong sắc vàng nhạt u ám.
Mấy người dân trong thôn Đào Nguyên tụ tập gần chiếc giếng cổ, mặt mỗi người một vẻ nhưng đều không tốt lắm.
Mọi người đang bàn tán gì đó.
Một người ngoài thôn mặc áo bông chân bước đi hơi khập khiễng lại gần, loáng thoáng nghe thấy mấy từ "trưởng thôn", "cảnh sát".
Thấy có người ngoài thôn đi tới, người dân trong thôn đồng loạt nhìn về phía đối phương, vẻ mặt cảnh giác, hỏi: "Ông đến đây làm gì?""Bà con ơi, tôi đến hỏi xem quanh đây có chỗ nào bắt xe khách được không...
" Người đàn ông trung niên nói bằng giọng địa phương Phù Tú, vừa nói, vừa dùng tay che miệng, ho hai tiếng, "Tôi từ thôn Thọ Huyện bên cạnh, vốn định đến nương nhờ đứa con gái thứ hai.
Do không báo trước nên nó bảo mấy ngày này không có ở nhà, bảo tôi về...
Tôi từ bến xe bắt xe ôm tới đây.
Giờ tôi không biết bắt xe ở đâu.
Đi cả quãng đường cũng không thấy xe khách nào chạy qua.
Tôi phải về nhà con gái cả.
Tối nay, tôi không có chỗ ở rồi.
"Dân trong thôn đánh giá người đàn ông trước mặt.
Người này da đen sạm, đôi tay thô ráp vì làm nông, nhìn đúng là một nông dân làm ruộng.
Người dân trong thôn nói lạnh nhạt: "Quanh đây không có chỗ bắt xe.
Ông phải đi ra đường lớn bên ngoài mới có xe khách chạy qua.
"Người đàn ông hỏi: "Có xa không?""Đi một tiếng là tới.
"Một người bên cạnh nói: "Một tiếng.
Gần bảy giờ rồi, xe khách cũng không chạy nữa.
""Ái chà, vậy tối nay tôi chỉ có thể tạm ngủ ở đầu thôn, mai lại ra bắt xe vậy," người đàn ông lo lắng thở dài, "Người già rồi, làm gì cũng là gánh nặng.
Một người đàn ông ở nhà con gái cũng bị ghét bỏ.
"Người đàn ông liếm đôi môi khô nứt, lại cười lấy lòng: "Bà con cho xin ngụm nước uống được không? Cả chiều nay tôi chưa được uống nước.
Đi cả mấy cây số, cổ họng khô cháy rồi.
"Nghe câu này, mấy người đàn ông đều không lên tiếng, mấy ngày nay trong thôn "không yên ổn", họ không dám để người lạ vào.
Một lúc lâu sau, một bà lão mới nói, "Anh lại đây uống ngụm nước đi.
"Người đàn ông lập tức nói cảm ơn: "Cảm ơn, cảm ơn.
"Bà lão dẫn người đàn ông đến cửa nhà, cánh cửa kêu cót két một tiếng.
Bà lão vào nhà, dùng gáo nhựa múc nửa gáo nước từ vại nước lớn, đưa cho người đàn ông, "Uống đi.
"Người đàn ông cầm gáo nước uống ngấu nghiến, lại nói vài câu cảm ơn.
Bà lão nói: "Muộn thế này rồi, sao không gọi điện cho con gái cả, bảo nó đến đón anh.
""Người thành phố đều bận, ban ngày đi làm, tối về dỗ con.
Giờ lại còn phải lo cho một ông già như tôi, thêm phiền phức cho nó.
"Người đàn ông thở dài: "Vốn tôi ở một mình ngoài thôn, trồng ít lạc, lúa mì, một năm kiếm được tám chín ngàn, ăn uống khám bệnh tạm đủ.
Nhưng mấy năm nay mùa màng thất bát, tiền bán được còn chưa bằng vốn bỏ ra.
Thật sự không tự sống nổi nữa mới phải đi nương nhờ hai đứa con gái.
""Có câu nói thế nào nhỉ? Tuổi già có phúc mới là phúc.
Như tôi thế này, đi đến đâu cũng chẳng được ai chào đón," người đàn ông tự giễu một câu, lại nói, "Tôi thấy người già trong thôn các vị đều rất tốt.
"Bà lão "ừm" một tiếng: "Mùa màng trong thôn chúng tôi khá tốt.
""Cái giếng trong làng cũng là cái giếng tốt," người đàn ông nói, "Tôi vừa thấy bên trong còn nước.
Bây giờ nhiều giếng cổ đều cạn rồi.
Nước của giếng cổ cũng có linh khí, có thể nuôi người".
Bà lão nói: "Nước anh vừa uống là nước lấy từ giếng lên đấy.
"Người đàn ông tùy tiện nhìn quanh nhà vài cái, phát hiện trong nhà có hai vại nước, một to một nhỏ, xếp song song với nhau.
Bà lão mở nắp vại nước nhỏ kia ra, múc nước vào bát, hai tay bưng bát, uống sạch sẽ.
Người đàn ông tò mò hỏi: "Đây cũng là nước giếng à?"Giọng bà lão mang theo một chút cảm xúc khác thường, nói với đối phương: "Đây là nước sông.
"Người đàn ông ngạc nhiên: "Nước sông? Nước sông cũng uống được sao? Người dân trong thôn không phải đều tắm giặt dưới sông à?""Nước sông trong thôn chúng tôi khác.
Nước rất sạch.
" Bà lão nói, "Nhà nào trong làng cũng uống nước sông.
"Người đàn ông liếc nhìn vại nước đó.
So với nước giếng trong veo bên cạnh, bên trong nước sông không thể gọi là "sạch" hoàn toàn.
Mắt thường có thể thấy trong nước sông có vài tạp chất nổi lềnh phềnh.
Nước sông còn có màu hơi vàng.
Người đàn ông giả vờ không hiểu: "Đã có nước giếng rồi, sao còn uống nước sông? Không chừng trong đó có vi khuẩn đấy.
""Sông của chúng tôi rất sạch," bà lão lại nhắc lại một lần, "Người uống nước sông sẽ được thần sông phù hộ cho khỏe mạnh, nhận được phước lành của thần sông, mùa màng bội thu, không phải lo nghĩ chuyện cơm ăn áo mặc.
"Người đàn ông hỏi: "...
Thần sông?"Giọng bà lão cực kỳ thành kính: "Là vị thần bảo hộ của thôn Đào Nguyên chúng tôi, hiển linh trong sông.
"Người đàn ông rõ ràng không coi trọng, cười ha hả: "Thú vị thật! Thế mà còn có cách nói này.
Vậy tôi uống một ngụm được không? Nói không chừng uống nước sông này rồi, về nhà trồng trọt cũng phất lên, không còn là gánh nặng cho con gái nữa, ha ha.
"Bà lão chỉ lạnh nhạt nhìn nhìn người đàn ông một cái, "Chuyện này thành tâm thì linh ứng, không thể đùa giỡn.
Xúc phạm thần linh, nhất định sẽ nhận quả báo.
Nhẹ thì bệnh tật liên miên.
Nặng thì nguy hiểm đến tính mạng.
"Mấy câu này không giống lời một phụ nữ nông thôn có thể nói ra mà giống như có người "nhồi nhét" cho bà ta một quan niệm nào đó và bà ta tin sâu sắc vào điều đó.
Vẻ mặt người đàn ông hơi cứng lại, như thể sợ hãi nhìn quanh hai cái, hạ giọng hỏi: "Thật sao? Huyền bí vậy sao?"Bà lão im lặng một lúc, nói nhỏ: "Trước đây trong thôn chúng tôi có một người công khai chửi rủa thần sông.
Người này đổ vôi, đổ xi măng xuống sông.
Sau đó, không biết tại sao người này đột ngột chết trên vùng núi hoang vu.
Người dân trong thôn báo cảnh sát, cảnh sát cũng không điều tra ra nguyên nhân.
Đến giờ, vẫn chưa tìm được hung thủ.
Dân trong thôn đều nói vì người này đã xúc phạm thần linh nên bị thần linh trừng phạt.
"Thái dương người đàn ông, chính là Sa Bình Triết ngụy trang, khẽ giật giật.
Ông  biết tám, chín phần mười, người bà ta đang nói là Triệu Hồng Tài.
Lần này, Sa Bình Triết mang theo hy vọng của cả đội hình sự đến đây "thăm dò" tiền trạm.
Cảnh sát cố gắng tránh xảy ra xung đột trực diện quy mô lớn với người dân trong thôn, để tránh gây ra thương vong không cần thiết.
Tín Túc nói "lấy độc trị độc".
Nếu không thể phá vỡ từ bên ngoài thì cử người đột nhập vào nội bộ kẻ địch, thu thập manh mối một cách "ôn hòa".
Sa Bình Triết là lựa chọn tốt nhất trong đội hình sự.
Những người khác trong đội so với ông đều quá trẻ, hơn nữa cònbsống ở thành phố, hoàn toàn không "gần gũi với dân", rất dễ bị người dân thôn Đào Nguyên nghi ngờ.
Sa Bình Triết vốn đã đến tuổi về hưu.
Ông chỉ cần khoác chiếc áo bông rách nát lên người, hơi khom lưng một chút là nhìn giống hệt một nông dân làm ruộng nhiều năm.
Người dân trong thôn đề phòng cảnh sát nhưng sẽ không quá đề phòng một "đồng loại".
Sa Bình Triết vẻ mặt nửa tin nửa ngờ: "Có phải là đắc tội với người trong làng nên bị người ta trả thù không?"Bà lão lắc đầu: "Người chết đó tên là Triệu Hồng Tài, trước đây là phó bí thư của thôn chúng tôi.
Cậu ta thường ngày rất tốt, vốn là một người hiền lành, cũng không có thù oán với ai.
Chỉ khi đụng đến chuyện thần sông thì cậu ta như người điên vậy.
Cậu ta nói chúng tôi đều bị người khác khống chế, tẩy não, nói cả thôn đều 'trúng độc'.
Nhưng cuộc sống của người dân trong thôn tốt lên là thật.
Trước khi có thần sông, chúng tôi chưa bao giờ có mùa màng bội thu thế này.
Bây giờ, mọi người đều sung túc.
Tất cả đều là nhờ thần sông phù hộ.
Triệu Hồng Tài còn nói, tuyệt đối không thể để thần sông tiếp tục tồn tại.
Sau đó không lâu thì cậu ta chết.
"Sa Bình Triết hít một hơi, sắc mặt tái nhợt.
Ông vận dụng toàn bộ khả năng diễn xuất cả đời, vẻ mặt vừa kinh hãi vừa ngạc nhiên: "Chẳng lẽ thật sự là thần sông hiển linh?"Bà lão nói: "Chứ không thì thôn chúng tôi cũng chỉ có mấy chục hộ, đều biết rõ lẫn nhau.
Nếu thật sự có người giết người, cảnh sát sao có thể không tìm ra hung thủ?"Sa Bình Triết: "Vậy cảnh sát nói thế nào?"Bà lão nói: "Cảnh sát nói, Triệu Hồng Tài bị người ta giết nhưng không thể xác định hung thủ.
Có điều, hung thủ giết người không phải nên vứt xác để không ai phát hiện ra à? Sao lại đặt xác ở nơi như thế? Chắc chắn là thần sông bị chọc giận nên mới treo cậu ta lên trên núi như vậy.
"Sa Bình Triết thầm nghĩ: "Hung thủ có lẽ cố ý để người dân trong thôn có suy nghĩ này.
Thông qua sự kính sợ và e ngại để củng cố niềm tin của người dân trong thôn vào thần sông.
Đây mới đúng là 'tẩy não'.
"Bà lão nói: "Thi thể của Triệu Hồng Tài để ở sở công an hơn một tháng, trưởng thôn chúng tôi dẫn người đem anh ta về, chuẩn bị mai táng.
"Sa Bình Triết cảm thấy có điểm mâu thuẫn, "Anh ta xúc phạm thần sông, đi ngược lại niềm tin của tất cả người dân trong thôn.
Mọi người còn muốn đem thi thể anh ta về làm gì?"Bà lão nói: "Bởi vì trưởng thôn muốn ném anh ta xuống sông, để thần sông tự xử lý thi thể anh ta.
Cũng coi như là thủy táng.
"Vậy nên, sau khi đem thi thể Triệu Hồng Tài về, người dân trong thôn không hề chôn cất mà ném xuống sông.
Nói không chừng, sau khi thi thể phân hủy đã bị đàn cá ăn sạch sẽ.
Vậy thì nước mà tất cả người dân trong thôn uống đó...
Sa Bình Triết cảm thấy lạnh thấu xương, đồng thời cũng cảm thấy vô cùng phẫn nộ.
Ông còn chưa kịp nói gì, bà lão đã lại nói: "Nhưng sau đó có người đến thôn nhận thi thể anh ta đem đi.
Không biết cuối cùng xử lý thế nào.
"Sa Bình Triết theo bản năng muốn hỏi ai đã đem thi thể Triệu Hồng Tài đi, suýt nữa không kìm được bản năng làm việc của cảnh sát, giả vờ kinh ngạc: "Người vô ơn xúc phạm thần linh thế này mà còn có đồng bọn sao?"Bà lão lắc đầu: "Nói ra cũng lạ, Triệu Hồng Tài không có người thân, cả đời cũng không cưới vợ.
Không biết từ đâu nhảy ra một người phụ nữ, thái độ còn rất cứng rắn, nói nếu trưởng thôn không đưa thi thể thì sẽ báo cảnh sát đến xử lý.
Trưởng thôn chúng tôi nghĩ thêm chuyện không bằng bớt chuyện nên đưa cho cô ta.
Sau đó, chúng tôi không gặp lại người này nữa.
"Lâm Tái Xuyên từ rất sớm đã phỏng đoán hung thủ có thể là một phụ nữ và có quan hệ không bình thường với Triệu Hồng Tài.
Người này giết Lý Đăng Nghĩa là để báo thù cho Triệu Hồng Tài...
Nghe câu nói của bà lão, Sa Bình Triết gần như có thể khẳng định, người xử lý hậu sự cho Triệu Hồng Tài chính là hung thủ của vụ án Lý Đăng Nghĩa!Manh mối rõ ràng ngay trước mắt, Sa Bình Triết cuối cùng không kìm được, giả vờ tò mò hỏi một câu, "Người phụ nữ đó trong như thế nào?"Hết chương 154.
Đến chương 155.

Trước Sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!